2017/04/12

DẤU CHẤM HẾT ĐỐI VỚI ĐẶNG XUÂN DIỆU (PHÁP)


Đặng Xuân Diệu đang ở Pháp mà ngỡ như đang ở quê nhà. Đó là điều mà tin chắc rằng những ai mới đọc stt gần đây trên Fb cá nhân của Diệu cảm nhận được. Xin chia sẻ toàn văn stt này của Diệu trước khi nói đôi điều: 

"CHÚA ƠI, MỘT MÌNH CON KHÔNG LÀM ĐƯỢC!

Hôm nay con nghỉ học, ba tiếng đồng hồ đi rong xin người ta ký vào thư kiến nghị giải quyết thảm họa FORMOSA, nhưng không được người nào chấp nhận. Có thể do con chưa biết ngôn ngữ đủ để thuyết phục người ta, nhưng con cũng đã dùng các phương tiện công nghệ hỗ trợ, cho họ xem thông tin mà họ vẫn nhún vai, lắc đầu. 
Hình ảnh Đặng Xuân Diệu vận động ký tên thảm họa Formosa tại Pháp (Nguồn: FB). 

Lòng năng trĩu vì thương người dân quê nhà, xót xa em Hóa con tự nguyện làm việc này: Con nói với họ rằng: tôi đi xin chữ ký của một người để cứu lấy hàng chục triệu đồng bào của tôi. Thế mà không được. Con đã hiểu và ai cũng hiểu, một người không thể giải quyết thảm họa Formosa, nhưng lang thang giữa đám đông không người cảm thông, mới thấy được sức nặng của ác quỷ cộng sản.

Lực bất tâm không tòng, con chạy vào nhà Chúa. Giải bày và cầu xin Ngài thấu hiểu lòng con trước sự vô cảm của người khác, nguyện xin Chúa đoái thương ngư dân Miền Trung mà lay động lòng người nước Việt, để họ vượt qua được bức màn sợ hãi do đảng csvn trùm lên đầu mấy chục năm nay.

Đặt hồ sơ, tài liệu trước bàn thờ, con gục đầu nghĩ về người dân trong nước mới ngộ ra một điều; hơn 70 triệu người trưởng thành cùng nói một thứ tiếng với nhau, thế mà đến nay chưa được 120 nghìn người ký vào thư kiến nghị. Rõ ràng không phải do bất đồng ngôn ngữ. Vậy chẳng lẽ ký vào lá thư kiến nghị giải quyết thảm họa FORMOSA là bán rẻ lương tâm, bán rẻ Tổ Quốc; hay mất danh dự, vô đạo đức... Vì sao có hàng chục triệu người dùng sử dụng mạng xã hội để tung hô, tâng bốc nhau mà con số ký thư kiến nghị chưa được 2 phần trăm dân số?????

Chúa ơi, không phải con, mà đôi khi cả Chúa cũng ngậm ngùi khi gặp phải một lương tâm rách nát. Trong khi ở Việt Nam chung con, số người tự nhận mình không có linh hồn, tôn thờ Lê-Mác lên đến hàng triệu, họ thống trị tất cả mọi ngóc ngách xã hội, lãnh đạo cả thể xác lẫn tâm hồn con cái Chúa mấy chục năm nay. Giờ cái băng đảng đó bảo kê cho Formosa, người dân thấp cổ sống sao đây Chúa? Một mình con hay một mình ngư dân Miền Trung không làm được Chúa ạ!". 

Khi tiếp cận những điều được Diệu viết ra, sẽ là không oan nếu ai đó chửi Diệu là một kẻ hâm, một kẻ hoang tưởng. Bởi lẽ ra khi ở trời Tây (Pháp), nơi mà lúc còn ở quê nhà Diệu cùng đám chiến hữu của mình luôn cho đó là niềm mơ ước, là nơi thăng hoa của dân chủ, nhân quyền thì Diệu chẳng việc gì phải làm cái điều mà đám đồng đảng của anh đang làm nơi quê nhà. Và với những gì đã "cống hiến" trong quá khứ, Diệu nên cho phép mình tự nghỉ ngơi như một phần thưởng dành cho mình. 

Nhưng xem chừng nó chưa phải là tất cả bởi nếu không có hoạt động vận động ký vào thư kiến nghị giải quyết thảm họa FORMOSA vừa rồi tại Pháp thì có lẽ còn lâu Diệu mới biết thực sự cái nơi mà chính anh ta đang sống. 

Rất đồng tình rằng, Diệu sang Pháp một cách đột xuất, hết sức bất ngờ nên anh ta không đủ thời gian chuẩn bị cho mình một ít vốn liếng ngoại ngữ phòng thân lúc tha hương. Nhưng, câu hỏi được đặt ra là có phải đấy là lí do khiến người Pháp thờ ơ và không ký vào thư kiến nghị giải quyết thảm họa FORMOSA không thì câu trả lời là không phải. 

Mà nguyên nhân đến từ chính sự hiện diện của Diệu và chính việc họ nhận thức được vấn đề, không dễ dàng bị lừa bịp như đám giáo dân ngoan đạo tại một số xứ, họ đạo trong nước. Theo đó, với những kẻ không ngề ngỗng mà lại có động thái đi phát, vận động này nọ mà không biết tiếng thì dù không xác minh họ (người Pháp) cũng đủ để nhận diện những kẻ như Diệu là ai. Bởi nếu sang Mỹ với những lí do học tập hay nghiên cứu khoa học... thì đương nhiên những người như Diệu phải biết tiếng Pháp. Vả lại, ngay cái cử chỉ vận động thì bằng cảm quan họ cũng thừa hiểu Diệu thuộc loại ngời nào. Cho nên, thật dễ hiểu họ đã từ chối Diệu bằng chính cái điểm yếu của Diệu (Không biết tiếng Pháp). 

Hơn nữa, dù sự cố ô nhiễm môi trường do Formosa vừa qua xảy ra tại Việt Nam nhưng đừng khinh khi và nhầm tưởng rằng, người Pháp họ không biết và không quan tâm. Điều mà họ hơn một bộ phận người dân Việt là họ tiếp cận những nguồn chính thống và họ không bị tác động bởi những chuyện không đâu hay những lí do kiểu như do chức sắc của tôn giáo nói nên tin (với tư cách là tín hữu của chính tôn giáo ấy). 

Việc đề nghị ký tên của Diệu bị khước từ một lần nữa không chỉ cho thấy sự bất lực và một tương lai bất ổn của anh ta trên đất Pháp. Mà xem chừng, nó đang cho thấy anh ta đang bị lạc lõng và nước Pháp đang dần dần chỉ cho anh ta thấy được rằng, những mỹ từ, những hệ giá trị mà anh ta từng nghe nó đang hiện diện tại nước Pháp thực chất chỉ là trò lừa đảo mà thôi! Và để đổi lấy nó luôn cần những lợi ích hoán đổi và có tính tương đương! 


An Chiến

No comments: