2017/04/14

Khởi tố vụ Lộc Hà: Đám dân chủ cuội chơi trò "dậu đổ bìm leo"

Chiềng Chạ

Mõ xin đính chính luôn, nói là "đám dân chủ rừng rú" nhưng thực chất Entry ngắn sau chỉ đề cập đến ý kiến của Paulus Lê Sơn (tên đầy đủ là Lê Văn Sơn, Quê Thanh Hóa, Sơn là 1 trong 14 bị cáo trong phiên tòa phúc thẩm vụ án Hồ Đức Hòa và đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; do thành khẩn khai báo và nhận tội nên Sơn đã được hưởng sự khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt; hiện Sơn đã được tại ngoại và chủ yếu sống, chống phá tại các tỉnh phía Nam). 

- Với tiêu đề "KHỞI TỐ DÂN LỘC HÀ SAU KHI CÔNG KHAI XIN LỖI, HÀ TĨNH MUỐN CHỨNG MINH GÌ?", Sơn đã bắt đầu thể hiện ý kiến của mình như sau: "Công an tỉnh Hà Tĩnh trong quyết định khởi tố vụ án hình sự số 18/CSĐT-PC44 ra ngày 12.04.2017, đưa ra nhận định cho rằng "đây là vụ việc rất nghiêm trọng, có sự tham gia đông người, tính chất phức tạp, ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự" ở địa phương.


Trước đó xảy ra tại xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, hôm 03.04 Những người biểu tình từ hai xã Thạch Bằng và Thạch Kim cũng như khu vực lân cận cầm băng rôn với khẩu hiệu "Phản đối Công an Lộc Hà nổ súng, đàn áp dân" và "Lẽ nào vì Formosa mà giết dân thật sao?".

Đúng hơn các vụ biểu tình đã bắt đầu từ tuần trước đó, khi người dân Thạch Bằng đến UBND xã và nhà Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đòi tiền bồi thường đã được hứa sau vụ Formosa nhưng chưa nhận được.

Việc đưa ra quyết định khởi tố này tựa như giọt nước tràn ly làm căng thẳng thêm tình hình giữa người dân chịu thảm họa Formosa và nhà cầm quyền, khả năng sự việc leo thang là rất lớn nếu họ bắt bớ cầm tù một số ngư dân miền Trung.

Nói cụ thể hơn, nguyên nhân việc khởi tố này là do sự phẫn uất lớn mạnh dần trong dân từ đó khiến nhà cầm quyền không kiểm soát được tình hình, và cũng là một phép thử cho người dân miền Trung đang sục sôi trước thảm họa Formosa". 

Sẽ không quá khó nhận ra rằng, trong cách diễn đạt của mình, Sơn đã vin vào cái cớ lời hứa của UBND xã Thạch Bằng (Lộc Hà) và ông Chủ tịch xã này về việc đòi bồi thường của người dân sau sự cố ô nhiễm môi trường với các hành vi vi phạm pháp luật (kéo lên bao vây, chiếm trụ sở UBND huyện Lộc Hà sau đó - ngày 3/4/2017) dẫn đến việc Công an Hà Tĩnh khởi tố vụ án hình sự như đã nói trên. Sơn cũng lấy đó để nói rằng, việc khởi tố vụ án hình sự là giọt nước tràn ly. 

Tuy nhiên, nếu suy xét lại vấn đề thì sẽ thấy rằng, đã có một sự vênh về mặt logic. Theo đó, việc đền bù, hỗ trợ sau sự cố ô nhiễm môi trường được Chính phủ giao cho Bộ Tài nguyên & Môi trường cùng chính quyền các địa phương cấp tỉnh thuộc diện. Nghĩa là chính quyền (UBND) xã chỉ là đầu mối trung gian tiếp nhận, bản thân họ không có quyền hứa hẹn hay thực hiện một điều gì đó vượt quá điều này. Nếu ông Chủ tịch UBND xã Thạch Bằng (Lộc Hà, Hà Tĩnh) có hứa hẹn điều gì đó cũng chỉ là lời hứa suông và có thể nó được xảy ra sau những động thái ép buộc của người dân. 

Và trên thực tế, đã không ít lần dưới sự kích động của Linh mục quản xứ Nguyễn Công Bắc, giáo dân xứ Trung Nghĩa đã kéo đến chất vấn, gây sức ép và ra những yêu sách hết sức vô lối, có tính cưỡng ép! Cái sự cho rằng, việc khởi tố sẽ dẫn đến cơ chế giọt nước tràn ly đó thực chất là một sự hoang tưởng của nhà dân chủ mới nổi và thích khoe mẽ này! 

- Ở đoạn tiếp theo của bài viết, Sơn tiếp tục cho rằng: "Không thể biết trước được người dân miền Trung sẽ làm gì nếu cứ dồn họ vào chân tường. Hơn một năm qua khi thảm họa Formosa xảy ra thì những biến động về nhận thức và cách thức đấu tranh của người dân miền Trung thay đổi mau lẹ. Từ nhu cầu được bồi thường thỏa đáng đến yêu cầu đóng cửa Formosa với một quyết tâm lớn lao.

Yếu tố các Linh mục là những lãnh tụ tinh thần một lòng một ý đồng hành với người dân miền Trung kiện Formosa, đòi lại biển sạch, môi trường sống tốt đẹp cần phải coi trọng. Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam nói “sẽ tự trói mình đi kiện Formosa bất chấp đánh đập, gãy xương hay cả cái chết cũng quyết đi kiện Formosa đến cùng” chắc hẳn không phải lời nói đùa". 

Phải công nhận Sơn đã nói đúng khía cạnh vai trò của các Linh mục trong các động thái nhân danh và lợi dụng sự cố Formosa vừa qua. Họ đã đứng ra tổ chức, kích động và vụ việc bao vây, chiếm trụ sở UBND huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) hôm 3/4/2017 vừa qua cũng có bàn tay của họ. Vậy nhưng, cũng như những gì đã diễn ra, câu hỏi đặt ra là việc họ làm  trên cương vị chủ chăn của giáo xứ đó có phải vì cuộc sóng người dân nói chung, trong đó có giáo dân của họ hay còn có những mưu đồ khác? 

Nói ra điều này hoàn toàn có cơ sở, bởi ngay sau khi nhận đền bù sau sự cố Formosa đợt 1, chính Linh mục Nguyễn Công Bình đã chỉ đạo Hội đồng mục vụ giáo xứ Trung Nghĩa cắt 10/16 triệu/mỗi lao động được hưởng để phục vụ xây dựng nhà mục vụ đa năng của giáo xứ. Phải chăng tiền là mục đích của những động thái vừa qua.

Mặt khác, cũng có nhiều thông tin cho biết, sau việc tự ý lấy tiền đền bù của dân phục vụ xây dựng nhà nguyện, rất nhiều hộ giáo dân đã phản ứng ra mặt, tỏ rõ sự không đồng tình, thậm chí một số đã khước từ việc quyên tiền phục vụ xây dựng nhà mục vụ đa năng của giáo xứ.

Trước việc bị phản đối, Linh mục Nguyễn Công Bình đã hứa với người dân sẽ tiếp tục có các động thái yêu cầu chính quyền phải tiếp tục đền bù cho người dân. Đây cũng chính là động cơ để Linh mục Bình nhiều lần kích động giáo dân kéo lên trụ sở UBND xã Thạch Bằng (Lộc Hà, Hà Tĩnh). Do vậy, có thể nói chính Linh mục Bình mới là kẻ đứng ra hứa với giáo dân chứ không phải UBND xã Thạch Bằng mà trực tiếp là ông Chủ tịch UBND xã Thạch Bằng.

Và trước khi kết thúc bài viết có tính dọa dẫm, đe dọa giới chức trong nước này, Paulus Lê Sơn còn viết thêm rằng: "Cho nên nhà cầm quyền cần cẩn trọng, không nên hành động như con thiêu thân vì tấn công người dân miền Trung là tự sát.

Ngoài sức mạnh tự nhiên của người dân miền Trung, họ còn có những sự trợ lực từ nhân dân cả nước và quốc tế trước thảm họa Formosa đổ lên đầu họ. Vì thế, nhà cầm quyền cần nghiên cứu kỹ hơn về mọi mặt để đưa ra những quyết định hợp lý, đắc nhân tâm mới là tinh anh.

Khi quyền lực nhà nước vượt giới hạn đỏ mà quyền lực nhân dân cho phép thì đó là chỉ dấu cho thấy nhà cầm quyền đó đã hết thời, đã đến lúc nhân dân xây dựng quyền lực mới cho chính họ.

Những bộ óc khôn ngoan trong chính trị nằm lòng nguyên tắc “chủ thể quyền hành chính trị thuộc về người dân”. Cứ áp dụng những bài học chính trị bằng bạo lực và nhà tù đối với nhân dân thời nay khác gì cầm dao đâm vào cổ mình vậy".

Đúng là mọi thể chế nếu đi qua giới hạn đỏ thì đó là dấu hiệu báo trước cho một sự sụp đổ đang đến gần và cận kề. Nhưng xin thưa rằng, việc người dân mà trực tiếp là giáo dân nếu họ vượt qua cái giới hạn đỏ thì hậu quả của nó cũng là khôn cùng!

Sau tất cả những gì đã xảy ra, với đường hướng an dân, không làm tổn thuơng người dân, giới chức tại Việt Nam mà tiêu biểu là tỉnh Hà Tĩnh đã cố gắng ôn hòa đến mức cao nhất. Sự việc xảy đến tại UBND huyện Lộc Hà hôm 3/4/2017, tại khu vực Đèo Con (Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vào 02 ngày 2,3/4/2017 và gần đây nhất là việc giáo dân xứ Quý Hòa (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) công khai hiện diện cờ vàng trong một cuộc biểu tình sau 42 năm vắng bóng trên đất nước Việt Nam. Và xin thưa rằng, đó có thể là giới hạn cuối cùng của sự chịu đựng, không tin hãy thử tái hiện thêm một lần????

No comments: