2017/04/14

TIÊU CHÍ ĐỀ "RẬN CHỦ" ĐƯỢC NOBEL HÒA BÌNH



Ảnh được cut từ Facebook Phạm Lê Vương Các

Được biết giải Nobel Hòa bình là một trong năm nhóm giải thưởng ban đầu của Giải Nobel. Theo nguyện vọng ghi trong di chúc của Alfred Nobel, Giải Nobel hòa bình nên được trao "cho người đã có đóng góp to lớn trong việc đẩy mạnh tình đoàn kết giữa các quốc gia, trong việc giải trừ hoặc hạn chế các lực lượng vũ trang và trong việc tổ chức hay xúc tiến các hội nghị hòa bình". Nhưng bên cạnh mục đích cao cả mà người sáng lập đưa ra thì việc đánh giá tiêu chuẩn của các ứng cử viên để xét trao Giải Nobel Hòa bình việc có lẽ là nhược điểm lớn nhất. Nếu như ở các giải Nobel khác như Giải Nobel Văn học hay các giải Nobel về khoa học, các ứng cử viên thường chỉ được xét giải sau hai hoặc ba thập kỉ những đóng góp của họ ra đời, thì đóng góp của các ứng cử viên cho Giải Nobel Hòa bình thường chỉ xét ngay trong năm đó hoặc trong khoảng thời gian ngắn xung quanh thời gian xét giải, phụ thuộc vào những diễn biến chính trị của đóng góp.

Vì vậy, trên thực tế đã có nhiều trường hợp sau khi được trao Giải Nobel Hòa bình, cá nhân hoặc tổ chức nhận giải lại tham gia vào việc phát động các cuộc chiến tranh hoặc chạy đua vũ trang, đi ngược lại với tiêu chí giải thưởng. Đó là trường hợp của Theodore Roosevelt, tổng thống Mỹ, được trao giải năm 1906, sau khi được trao giải đã mở rộng không ngừng lực lượng Hải quân Hoa Kỳ và dùng vũ lực đàn áp đẫm máu các cuộc nổi dậy của người dân Philippines chống lại quân đội chiếm đóng Mỹ. Một trường hợp khác là Shimon Peres, được trao giải năm 1994, lại được coi là một trong những nhân vật "diều hâu" nhất của chính trường Israel và là người ủng hộ tích cực việc sử dụng vũ lực đàn áp người Palestine hay trường hợp của Lưu Hiểu Ba một trong những "rận chủ" kỳ cựu của Trung Quốc (bị kết án về tội "tuyên truyền và kích động phản cách mạng ". Trong tháng 10 năm 1996, Lưu Hiểu Ba phải chịu ba năm cải tạo lao động về tội "gây rối trật tự công cộng" vì đã tuyên truyền chống Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng 12 năm 2009, bị bắt và chịu án tù 11 năm và hai năm bị tước quyền chính trị vì tội "xúi giục chống phá nhà nước"...Nhưng ông ta cũng lại là người được giải thưởng "Nobel Hòa Bình"

Vậy sự bất cập trên liệu có xảy ra ở Việt Nam khi mà mới đây trên status của mình "rận chủ" Phạm Lê Vương Các (từng là sinh viên khoa Luật, Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, nhưng vì theo tiếng gọi của mấy anh chị em “rận chủ” tham gia “đấu tranh dân chủ” nên sự học hành của Phạm Lê Vương Các dang dở. Trở về nước sau khi được Trịnh Hội (cầm đầu tổ chức VOICE - tổ chức ngoại vi của “Việt tân” ở Philippine) đưa đi tham gia khóa huấn luyện về “đấu tranh bất bạo động”, “thúc đẩy xã hội dân sự”, Phạm Lê Vương Các đã cùng với ông Nguyễn Quang A liên tục tổ chức các hội thảo, khóa huấn luyện về cách thức khai thác các cơ chế nhân quyền quốc tế để bảo vệ đám chống đối trong nước với danh nghĩa “bảo vệ nhà bảo vệ dân quyền”, hắn cũng là một kẻ thường xuyên có bài viết nói xấu chế độ vớ đầy đủ những ngôn từ vô học) có nói "Nghe đồn, bây giờ chỉ đợi bà Pham Doan Trang bị hốt và ngồi tù là bà ấy có một hồ sơ rất đẹp để tham gia ứng cử cho giải Nobel Hòa bình - một giải thưởng danh giá và cao quý bậc nhất thế giới... Nhưng có vẻ có đôi chút trở ngại và bất lợi trong tiến trình xét giải sau này vì bà Trang chửi lộn với an ninh kinh quá. Giải thưởng này họ còn xem xét theo khía cạnh văn hóa, bao gồm cách cư xử và ngôn từ...". Nhắc đến Đoan Trang, không ai còn lạ gì nhân vật này một rận chủ kì cựu với hàng loạt hoạt động chống đối chính quyền. Tự xưng là một “nhà dân chủ” hàng đầu, là nhà “dân chủ” vì dân, vì nước. Cô ta cũng thường tự hào mình là nhà “dân chủ” có học thức, được đào tạo bài bản, đã từng được học ở Mỹ hẳn hoi, nhưng khi được chứng kiến những lời dâm chủ này nói và hoạt động sống của cô ta thì nhiều người hàng xóm đã phải thốt lên rằng "còn không bằng một con đĩ". Và nếu như Phạm Lê Vương Các nói, các tiêu chí của giải thưởng Quốc tế về "hòa bình" này chỉ cần một "bảng vàng" thành tích chống đối chính quyền, kết hợp với việc "được ngồi tù" thì có lẽ không những Đoan Trang mà nhiều rận chủ như Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Hữu Vình... cũng xứng đáng để nhận được cái "giải thưởng này". Còn ngược lại nếu căn cứ theo tiêu chí "đã có đóng góp to lớn trong việc đẩy mạnh tình đoàn kết giữa các quốc gia", đúng như mục đích tốt đẹp được ghi trong di chúc của Alfred Nobel thì những rận chủ trên chỉ xứng đáng để nhận những hình phạt thích nghiêm khắc nhất bởi những hành vi hoàn toàn đối lập, đó là nhận tiền tay sai cho giặc, phá hoại đất nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Vẫn biết, có nhiều thông tin đã phản ảnh rằng, để phục vụ cho chiến lược "diễn biến hòa bình" (chiến tranh không cần tiến súng, lật đổ chính quyền hiện tại bằng công nghệ biểu tình) của mình Mỹ đã chi rất nhiều tiền trong đó có những khoản lớn "hỗ trợ" cho một số tổ chức danh nghĩa quốc tế đẻ những tổ chức này "đền ơn đáp nghĩa" lại cho Mỹ, và hành động trao các giải thưởng chính là một hàng động mang tính "đền đáp", mục đích là PR cho những kẻ được Mỹ nuôi dưỡng, từ đó thu hút sự chú ý của dư luận, làm cho dư luận tưởng rằng những kẻ này là người tốt (vì họ được nhận giải thưởng rất "quốc tế"). Tuy nhiên, đối với nhân dân Việt Nam, những người đã từng đối đầu với những kẻ thù gian xảo nhất thì tin rằng họ có đủ kinh nghiệm, đủ tỉnh táo để nhận ra rằng đâu là kẻ bán nước, mượn danh, núp bóng và đâu là người tốt xứng đáng để nhận những giải thưởng danh giá này. Vậy nên, trong trường hợp Ủy ban giải Nobel hòa bình có tiếp tục "sơ suất" làm cho một "rận chủ" được giải, nhưng  nếu người dân Việt Nam "tỉnh táo" không công nhận thì đó cũng chỉ là thứ bỏ đi.

NHÂN TÂM

No comments: