Xâm hại tình dục trẻ em đang là một vấn đề hết sức nhức nhối trong thời gian gần đây ở nước ta, những ngày qua báo chí liên tục đưa tới bạn đọc nhiều góc nhìn về vụ việc đáng lên án này và cũng đặt ra cho bạn đọc tại sao trước giờ ở nước ta có rất ít những vụ việc như thế này mà mấy ngày gần đây lại rộ ra liên tục những vụ việc xâm hại tình dục của trẻ em. Không chỉ có ở nước ta vấn nạn này từ lâu đã được nhiều nước lớn trên thế giới nghiên cứu và đưa ra các giải pháp. Câu chuyện nực cười muốn gửi tới bạn đọc ở đây xoay quanh vụ việc đang được dư luận hết sức quan tâm đó là sự tráo trở và cơ hội của “dân làm báo” khi cho đăng bài viết “Thảm trạng xâm hại tình dục trẻ em tại nước CHXHCNVN”.
Chúng mở đầu với những dòng viết mang tính chất định tội mà người phạm tội theo bọn chúng chính là nền giáo dục của chúng ta. Chúng lấy căn cứ ở đâu để bịa đặt những điều này, với tỉ lệ học sinh tham gia và đoạt giải tại các cuộc thi trí tuệ tầm cỡ thế giới là rất cao để lá cờ đỏ sao vàng được bay trên bầu trời của thế giới không thua kém bất cứ một quốc gia nào, hay không đi đâu cho xa từ những thời kì nhân dân còn chưa biết chữ ấy vậy mà sau hàng loạt các chính sách bây giờ trình độ dân trí của bà con đã lên rất cao, khiến những bài viết “láo nháo” như trên của “dân làm báo” không còn lừa được ai nữa.
Chúng viết “Thảm trạng này là kết quả không thể tránh khỏi của một nền giáo dục không chú trọng vào việc xây dựng đức tính nhân bản, một nền văn hóa bị hủy hoại bởi hệ thống vô thần cộng sản, một guồng máy chính trị suy tôn đạo đức dựa vào hành vi của một lãnh tụ đạo đức giả”. Với dáng vẻ huênh hoang chúng còn quy kết nhiều điều xấu xa cho chế độ của Đảng, Nhà nước ta. Là một bài báo lên án hành vi phạm tội nhức nhối là xâm hại tình dục của trẻ em nhưng có lẽ chỉ là cái cớ để thực hiện cái dã tâm của những kẻ viết bài trên trang “dân làm báo” chúng khéo léo chửi bới, bôi nhọ chế độ của ta. Nhưng xin thưa với những kẻ hiểu biết nông cạn rằng trước khi viết bài hãy nhìn rộng ra trên thế giới rồi hãy đi nhận định về nước mình là như thế nào? Chúng ta cùng xem một số thống kê sau:
Tại Mỹ thì cứ 8 phút, các nhân viên xã hội lại tìm thấy bằng chứng hoặc khẳng định một trường hợp xâm hại tình dục. Cứ 1/7 (13%) người trẻ dùng internet cho biết họ từng nhận được những lời gạ gẫm tình dục trên mạng xã hội. Cũng tại Mỹ thì 1/25 người trẻ bị gạ gẫm tình dục từ những đối tượng gặp trực tiếp bên ngoài.
Còn tại Nam Phi, theo một báo cáo của Hiệp hội Thương mại Solidarity Helping Hand, cứ 3 phút lại có một trẻ em bị xâm hại tình dục tại quốc gia này.
Đối chiếu với những vụ án về xâm hại tình dục trẻ em ở nước ta có lẽ là cái nhìn đơn giản nhất để đánh bay đi cái luận điệu xuyên tạc của lũ “dân làm báo”.
Quay lại với vấn đề xâm hại trẻ em ở nước ta hiện nay tuy có những dấu hiệu gia tăng nhưng cũng qua đó cũng gióng lên hồi chuông cảnh giác cho những bậc phụ huynh để có thêm những nhận thức về vấn đề này. Để góp phần đẩy lùi vấn nạn này. Các bậc phụ huynh hãy quan tâm, để ý đến con em mình thêm một chút, còn về phía những nhà quản lý nên có những chế tài mạnh mẽ hơn nữa để răn de người phạm tội chứ đừng tin những kẻ ăn không ngồi rồi tìm cách chửi bới chế độ trong khi chẳng làm được gì cho cộng đồng, xã hội./.
Cây bàng
No comments:
Post a Comment