2017/04/09

THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT

SV VN


Trong diễn biến mới nhất liên quan đến chuỗi “các hoạt động” của các tín đồ thiên chúa giáo “đòi” chính quyền xử lý Formosa, ngày 2/4 và 3/4 vừa qua, các giáo dân lại tiếp tục làm loạn tại UBND huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Nguồn cơn của sự việc này tất nhiên không phải bắt nguồn từ Formosa, đó chỉ là cái cớ mà thôi. Mọi thứ bắt đầu từ sự kích động do hai đối tượng thuộc tổ chức ngoại vi của Việt Tân là Bạch Hồng Quyền (thành viên phong trào Con Đường Việt Nam) và Hoàng Đức Bình (thuộc tổ chức Phong trào Lao Động Việt) tiến hành. Lấy cớ bị một số công an mặc thường phục (chưa biết có thật sự là công an hay không) xô xát, ngăn cản hoạt động của hai tên này tại quán café, chúng đã liên kết với linh mục Nguyễn Công Bình (linh mục giáo xứ Trung Nghĩa) hô hào giáo dân đứng lên tuần hành biểu tình. Không chỉ dừng lại ở đó, chúng còn kích động nhân dân tràn vào UBND huyện Lộc Hà, căng băng rôn, khẩu hiệu, đồng thời còn uy hiếp cán bộ, chống đối lực lượng công an làm công tác bảo vệ, khiến họ bị thương.

Rõ ràng, đây không phải là hoạt động bột phát, mang tính thời điểm của giáo dân giáo xứ Trung Nghĩa nói riêng, giáo phận Vinh nói chung. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật có tính hệ thống, được diễn ra có tổ chức, có sự chuẩn bị. Kể từ khi diễn ra sự cố môi trường biển ở Formosa, giáo phận Vinh mà đứng đầu là linh mục Nguyễn Thái Hợp, đã sử dụng thần quyền, uy tín của mình để lôi kéo bà con giáo dân, kích động họ tham gia các hoạt động biểu tình, lấy cớ là đấu tranh phản đối Formosa, nhưng thực chất là tụ tập đông người, cản trở giao thông, gây áp lực lên chính quyền. Một mặt, những kẻ chủ chăn này muốn phô diễn lực lượng công giáo để gây áp lực lên các cơ quan chức năng, lợi dụng những sơ hở trong công tác đảm bảo an ninh trật tự để vu họa cho các lực lượng bảo vệ là “đàn áp bà con giáo dân”, tạo điều kiện cho các tổ chức phản động trong và ngoài nước, các lều báo rận chủ xuyên tạc về tình hình dân chủ nhân quyền đất nước. Một mặt khác, chúng lợi dụng bà con giáo dân là công cụ để chúng nhận được những nguồn tiền kếch sù từ các quan thầy bên ngoài để thực hiện mục đích gây bất ổn trong nước. Đây đều là những hành vi vi phạm pháp luật, đều phải nghiêm trị trước pháp luật.

  QUỐC PHÁP PHẢI LÀ SỐ MỘT
Hành vi này cần phải bị nghiêm trị!
Nếu như bao biện rằng đây là hành vi phản đối Formosa thì đó là một lý do đã quá cũ bởi vụ việc ở Formosa đã được giải quyết êm đẹp, các ngư dân chịu ảnh hưởng đã được đền bù thỏa đáng, biển đã được xử lý sạch lại và thủy hải sản đã có thể sinh sống bình thường tại môi trường biển. Còn nếu nói rằng hành vi chiếm trụ sở UBND huyện, ném gạch đá, đánh lại lực lượng chức năng là hành vi bột phát do giáo dân phản đối việc công an đàn áp nhân dân, thì họ làm sao có đủ thời gian trong cái bột phát của mình mà chuẩn bị băng rôn khẩu hiệu, và càng không có cớ gì để tràn ra quốc lộ 1A gây cản trở giao thông.

Luật pháp Việt Nam đã quy định rất rõ về quyền được khiếu nại, tố cáo của công dân. Nếu như tỏ ra là người tôn trọng luật pháp, nếu như mình thực sự là người bị hại, thì bà con giáo dân, hoặc hai tên kia có thể hoàn toàn tố cáo người đã đánh mình lên các cơ quan chức năng. Chắc chắn họ sẽ được giải quyết thỏa đáng. Tuy nhiên, hành vi kích động của họ không vì lý do chính đáng, đồng thời vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật hình sự của Việt Nam: “Tội cản trở giao thông đường bộ” theo quy định tại Điều 203 Bộ luật Hình sự, “Tội gây rối trật tự công cộng” theo quy định tại Điều 245 Bộ luật Hình sự hoặc “Tội chống người thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 257 Bộ luật Hình sự cũng như những tội danh khác được quy định trong Bộ luật Hình sự.

“Quốc có quốc pháp, gia có gia phong”. Dù sống trong bất kỳ đất nước, lãnh thổ nào cũng đều phải tuân theo những luật pháp cụ thể của đất nước đó. Hành vi của những kẻ chủ chăn và những kẻ trực tiếp kích động giáo dân là không thể chấp nhận được, vì nó đã chà đạp nghiêm trọng lên tính thượng tôn của pháp luật. Thiết nghĩ, các cơ quan cần có những hình thức xử lý nghiêm khắc với những hành vi này để đảm bảo pháp luật luôn trở thành khuôn khổ cho những hành vi của công dân, không phân biệt lương hay giáo.

No comments: