Kính Chiếu Yêu
Khởi đầu là báo Pháp Luật (PL) với bài: Cận cảnh nhà thờ họ Đặng của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nằm lấn quốc lộ
"Nhà thờ dòng họ của nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Đặng Duy Báu và đương kim Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh thuộc diện phải di dời khi nâng cấp, mở rộng QL8B (đoạn qua thị trấn Nghi Xuân) nhưng nay đường xong, nhà thờ này vẫn nằm trong hành lang ATGT đường bộ."
Để tăng thêm tính nghiêm trọng, bài báo còn cho thêm một số thông tin: "Đoạn đường qua thị trấn Nghi Xuân được nâng cấp, mở rộng chỉ dài 1km, có kinh phí 15 tỷ đồng."; "Năm 2010, khi phê duyệt chủ trương giải tỏa mở rộng QL8B, người dân hai bên đường đều phải nghiêm chỉnh chấp hành giải tỏa lùi nhà, vườn vào bên trong. Chỉ riêng nhà thờ họ Đặng vẫn ở nguyên vị trí ban đầu".
Vậy là hàng loạt tờ báo khác như một đàn cẩu ngửi thấy mùi nhao nhao lên:
vnexpress.net
vietnamnet.vn
Báo Người Cao tuổi ...
dulich.nld.com.vn
nld.com.vn
baodatviet.vn
www.baogiaothong.vn
Báo nhà nước đã đăng thì chắc có chuyện rồi, vậy là lai, chia sẻ, ném đá tới tấp. Đéo cần biết đó là gì, chỉ cần có tí quan chức, có tí hơi hướng quyền lực là ném đã.
Đcm, rặt một lũ ngu lâu chỉ quen hóng hớt, copi của nhau rồi xào xáo lại, đăng, đấy là báo hại, báo chó sói, báo kích động bần nông.
Sự thật là: Nhà thờ họ Đạng không đơn giản chỉ là một nhà thờ họ bình thường mà còn là một Di tích lịch sử văn hóa. Nó đã có trước con đường gần 250 năm.
Đây là đền thờ Thái bảo Đặng Sĩ Vinh, con trai Quận công Đặng Nhân Ngôn, cháu 10 đời của Quốc công Đặng Tất. Đặng Sĩ Vinh sinh năm 1685, mất năm 1770. Ông đậu Cử nhân (1705), đậu Hoành từ (1706), làm quan đến chức Tri phủ Thiệu Thiên (Thanh Hóa), Thừa chính sứ Lạng Sơn, Ngự sử Đô đài (1755)... dưới triều vua Lê Hiển Tông. Ai dám bảo rằng ông không có danh vọng?
Ông từng dâng sớ xin miễn thuế cho dân, tự đứng ra mở trường dạy học (sau khi về hưu) ở Nghi Xuân, gọi là trường quan Nghè; huy động đóng góp mở đường huyện lộ (từ quốc lộ 1A bây giờ đến cửa biển Đan Nhai); góp tiền của xây dựng bến đò Giang Đình, chợ Giang Đình, biến nơi đây thành một trung tâm buôn bán sầm uất. Ông còn thuê thợ đúc đồng ở Phú Diễn về dạy cho dân mở làng nghề. Ai dám bảo rằng ông không có công lao?
Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm là con rể ông, Đại thi hào Nguyễn Du gọi ông là ông ngoại. Năm 1761 ông về hưu, vua Lê Hiển Tông gia phong tước Kim tử Vinh lộc Đại phu, Đô Ngự sử, Thiếu bảo Liêu quận công Thượng trụ Quốc thượng truật. Năm 1770 ông mất, vua Lê Hiển Tông truy phong tướng Thái bảo, Thượng đẳng thần, cho lập đền thờ, cấp lộc điền, giao phủ huyện hàng năm cúng tế. Ai bảo rằng ông không có ơn đức?
Đền thờ đã có gần 250 năm tuổi, thờ một công thần có nhiều đóng góp cho dân cho nước dưới thời nhà Lê. Được công nhận Di tích LSVH cấp tỉnh 2003. Sở dĩ được coi là nhà thờ họ Đặng (Nghi Xuân) vì Đặng Sĩ Vinh là tiền tổ của con cháu họ Đặng ở đây nên họ Đặng (Nghi Xuân) coi đây là nơi gửi gắm tâm linh họ tộc. Trên thực tế thì đây là đền thờ danh nhân, Thái bảo Đặng Sĩ Vinh. Về mặt tâm linh, dòng họ Đặng có quyền thờ cúng; nhưng về mặt quản lý ngôi đền và những giá trị LSVH của nó thì thuộc về UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Đền xây trước con đường này gần 2 thế kỷ rưỡi, nếu xây sau khi làm đường thì lại là chuyện khác. Không phải muốn là phá bỏ ngay được.
Nhà thờ họ tộc, rõ ràng đó không phải là câu chuyện đơn giản để phụ thuộc vào ý chí bất cứ cá nhân một ai. Kể cả anh có làm vua thiên hạ, nhưng về trong họ bị tộc thì cũng chẳng là cái đinh gì nếu là bề dưới.
Việc GPMB ở ngay thủ đô Hà Nội, khi gặp các công trình mang màu sắc văn hóa tâm linh còn phải triền miên chán, cân nhắc lên xuống chán, cán bộ nhà nước đến thương thảo với các cụ râu dài dép mộc chán. Nhỏ như con thỏ, đường Hoàng Quốc Việt, Võ Chí Công hiện tại ở Thủ Đô, cả một tuyến đường rộng thênh thang cũng phải chấp nhận uốn lượn chỉ vì đơn giản là tránh một … cây đa hàng trăm tuổi đấy thôi.
Chưa kể, ngôi nhà thờ họ này còn là công trình di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, việc điều chỉnh quy hoạch hay thiết kế, bài trí của nhà thờ không hoàn toàn là quyền chủ động của dòng họ, mà còn phụ thuộc vào cả các cơ quan chức năng quản lý văn hóa.
Cần phải hiểu rằng, nếu đó là tư gia, là tài sản riêng, là thứ mà một người có thể hoàn toàn định đoạt, đập cái này xây cái khác dễ dàng, nó khác xa, rất xa với câu chuyện cả một ngôi nhà thờ đã hàng trăm năm tuổi. Giả sử ông Khánh, ông Báu có tác động đến việc gìn giữ ngôi nhà thờ họ, thì cũng là điều dễ hiểu.
Chuyện liên quan đến tâm linh không phải là chuyện nói cho hả hê sướng miệng. Như thế nào thì đã có trời có đất, có nhân có quả. Ai sai thì rồi người đó khắc chịu, nhưng nhân gian đừng vội độc mồm độc miệng mà mang lấy khẩu nghiệp vào mình. Các bạn làm báo phản ánh xã hội là tốt, nhưng vội vã đến mức để bóng gió xúc xiểm người ta mà phải lấy cả các cơ sở thờ tự tâm linh như thế, không thấy gờn gợn sao?
Các thánh ngu và quen thói móc máy cứ lên đồng chửi bới và phán như... thánh. Đcm, ỉa mà không biết hướng gió.
No comments:
Post a Comment