Việt Nam
Tết là thời khắc để bắt đầu 1 năm mới với những hy vọng mới tràn đầy hy vọng. Ở Việt Nam tồn tại song song cả Tết tây (Tết dương lịch) và Tết ta (Tết âm lịch), nhưng Tết ta từ xưa đến nay vẫn luôn là dịp lễ lớn nhất trong năm với nhiều hoạt động quan trọng và nó cũng là dịp mà mọi người dân mong đợi nhất mỗi khi xuân về. Nhưng trong thời buổi hội nhập kinh tế, văn hóa mạnh mẽ như hiện nay, một bộ phận giới trẻ ảnh hưởng nặng của văn hóa nước ngoài mà vô hình chung đang lãng quên đi ý nghĩa vô cùng quan trọng của dịp lễ Tết này, thậm chí còn xuất hiện ý kiến gộp Tết dương và Tết âm vào làm một với nhiều luận điệu khác nhau.
Gần đây, đáng buồn thay khi mà luận điệu đòi “gộp 2 cái Tết làm 1” ấy lại được phát ra từ 1 người là Giáo sư và 1 người là Chuyên gia. Mặc dù có học hàm Giáo sư nọ kia thế nhưng những luận điệu đưa ra thực sự không được thông minh cho lắm.
Liệu họ đã bị Mỹ kim tha hóa? |
Với luận điệu nói rằng Tết sẽ khiến năng suất lao động thấp, làm kinh tế trì trệ… Đây là luận điệu ngụy tạo vô căn cứ khoa học. Không biết khi đưa ra luận điệu đó chúng đã suy nghĩ kỹ chưa, liệu chúng có biết rằng dịp Tết là thời cơ làm ăn rất tốt của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp bánh kẹo mứt đến thời điểm Tết mới là thời điểm ăn nên làm ra, bên cạnh đó mức mua hàng thời điểm này cũng rất lớn, trải rộng trên tất cả lĩnh vực bởi vì lúc đó nhu cầu sắm Tết của người dân lên rất cao. Gần tết là tất cả các thành phần trong xã hội đều chạy cắm đầu, lo hoàn thành dự án để ăn tết, tăng ca là chuyện quá bình thường luôn. Còn những công nhân thì làm đầu tắt mặt tối luôn, tăng ca liên tục, tuy cực khổ nhưng bù lại họ có thêm lương thưởng. Một thực tế hết sức phũ phàng là, nếu bỏ tết Ta gộp vào tết Tây và giảm số ngày nghỉ thì người thiệt hại đầu tiên là những người lao động làm công ăn lương. Như vậy chỉ bằng một vài thủ thuật, trong vài ngày “gộp tết” mà các công ty đã bỏ túi hàng chục tỉ đồng. Nếu tính rộng ra toàn bộ nền kinh tế với hàng triệu lao động thì con số còn lớn hơn gấp nhiều lần. Vì thế, việc gộp Tết sẽ tước đi quyền lợi hợp pháp chính đáng của người lao động mà chủ nghĩa tư bản vẫn đang thực hiện.
Hãy thôi tạm bàn về vấn đề kinh tế vì đó cũng chỉ là minh họa cho luận điệu của chúng, cái đáng nói ở đây là chúng kêu hai dịp Tết thì nên gộp lại một, ừ thì cứ cho lập luận trên của chúng là đúng. Nhưng sao không phải gộp tết Tây vào Tết Ta mà lại làm ngược lại như lời chúng nói? Rõ ràng ở đây đang có cái gì đó không ổn mà theo quan điểm cá nhân của tôi thì thấy khá rõ tâm lý sùng ngoại đang hiện hữu rất rõ. Phải chăng Mỹ kim đã làm lú lẫn những khối óc đầy ắp tri thức này hay sao?
Bên cạnh đó chúng còn đưa ra luận điệu ngày xưa là chúng ta sống theo lịch nông nghiệp, chưa có lịch Tây nên mới chọn những ngày như thế. Còn hiện nay, hoạt động nông nghiệp cũng đã chịu sự thay đổi rất nhiều của khí hậu, thời tiết… nên Tết ta giờ không còn hợp lý.
Đây thực sự là một luận điệu hết sức nực cười! Thực tế cuộc sống ngày nay cho thấy, người nông dân gieo trồng lúa rất nhiều vụ, vụ cuối năm sẽ kéo dài qua tháng 1 mới chính thức xong. Như vậy, có nghĩa là tới lúc đó họ mới có tinh thần thoải mái, có tiền mua sắm tết, chuẩn bị lễ hội v.v….. còn trước đó họ phải ở trên đồng lo vụ lúa, nếu ăn tết vào ngày 1/1, ai mà rảnh đi chuẩn bị Tết trong khi miếng cơm của họ đang dang dở ngoài đồng?. Tết là lúc người dân cũng tiêu pha mua sắm nhiều nhất mà, chả lẽ không được gọi là kích cầu tiêu dùng? Mấy cái đồ lễ Tết cũng chỉ có Tết mới mua mới bán, đem bán Tết dương lịch cũng chả thằng nào mua, vì nó là tết Tây chứ không phải Tết ta.
Hơn nữa, thời điểm cuối năm cũng là thời điểm bão lũ hoạt động mạnh. Nói đâu xa, tháng 12 vừa rồi còn bão lũ liên tục, cả nước lo công tác cứu trợ cứu nạn, “Hướng về miền Trung ruột thịt”, thử hỏi ai có tinh thần lo Tết đây. Nếu có thể tác động khoa học kỹ thuật làm tan bão trong khoảng thời gian này được, thì chúng ta nói chuyện này tiếp!
Đặc biệt có một sự thật là, lịch âm của chúng ta theo một cách thần kì nào đó, luôn vận hành rất đúng các quy luật thời tiết ở vùng văn minh lúa nước chúng ta. Chúng ta cứ để ý, vào cái ngày tết, hầu như thời tiết đều đẹp, ít nhất là không có bão lũ mưa xối xả tối trời tối đất, phải vận động mấy chục tỉ bạc cứu đói, cứu nạn.
Nói tóm lại những kẻ phát đi luận điệu gộp Tết ta vào Tết tây và những kẻ ủng hộ luận điệu đó đều là những kẻ mất gốc mất dạy và vô học. Nên nhớ rằng độc lập chủ quyền mất có thể đòi lại được nhưng văn hóa đã mất là mất tất cả và mất vĩnh viễn. Lịch sử và văn hóa như chiến rễ cây nếu không giữ gìn và phát triển nó thì cái cây có to khỏe đương đầu được với bão giông không?
Tết – thời điểm quây quần trong năm của các gia đình Việt
Chúng kêu Tết Ta bắt đầu từ Hán nên bỏ?
Gì chứ cái bọn ngu lịch sử nhưng thích thể hiện thì buồn cười hết chỗ nói. Ngược dòng lịch sử, Tết Ta bắt nguồn từ việc ăn mừng của người dân vùng lúa nước mừng hội đầu xuân. Do đó tục ăn Tết xuất hiện sớm nhất ở những vùng có nền văn minh lúa nước tức là ở Đông Nam Á chứ không phải ở nền văn minh lúa cạn của Tàu. Sau này khi tộc Hán- Mông ( là tiền thân của Hán tộc) tấn công liên minh Bách Việt ở phía Nam nhiều tộc trong Bách Việt bị đồng hóa thì mới có tục này ở Trung Quốc. Cho nên cái tư tưởng thoát Hán là cái tư tưởng của những kẻ sợ Tàu. Chúng ngu dốt về lịch sử nên sinh ra sợ hãi với Tàu, cảm thấy tự ti với nền văn minh của Tàu mà đâu biết rằng Cha ông ta có nền văn minh rực rỡ ngang hàng Trung Quốc. Văn hóa Việt Nam – Trung Quốc là hai nền văn hóa tác động qua lại chứ không phải từ một chiều. Thực chất văn minh của Trung Quốc là văn minh pha tạp sau những cuộc chiến tranh xâm lược và đồng hóa, nên nếu nhìn qua thì nó phong phú chứ nó cũng rời rạc lắm, nhất là cái tư tưởng khinh thị những dân tộc thiểu số còn nặng nề nên về tình đoàn kết của các tộc người Trung Quốc nhìn chung không bền vững như người Việt. Và lẽ tất nhiên họ không thể nào có được hai tiếng “đồng bào” như của người Việt ta.
Mấy thằng kêu bỏ Tết vì là Tết của Tàu thì “các hạ hãy nhận của tại hạ đây một lạy”!. Bản chất văn hóa là giao thoa, mấy nước gần nhau thì văn hóa giống nhau. Chả lẽ cứ ăn tết giống thằng tàu thì là lệ thuộc nó à?Chưa kể đến Tết Ta chẳng phải xuất phát từ Tàu, Việt Nam ăn theo lịch âm nhé!
Kết thúc luận điệu trên ở đây, bên cạnh đấy chúng còn có luận điệu thế này: “Tết Nguyên đán của mình không ăn nhập vào kỳ nghỉ chung của toàn thế giới. Lúc người ta nghỉ Noel và Tết Dương lịch với nhịp độ công việc chùng xuống, đáng lẽ lúc ấy mình cũng nghỉ thì có phải hơn không. Nhưng lúc đó thì ở Việt Nam vẫn làm việc. Khi mình nghỉ thì các nước trên thế giới, người ta vẫn tiếp tục giao dịch, làm việc. Trong khi đó, mình lại có những chậm trễ hoặc không giải quyết được. Điều đó cũng ảnh hưởng lớn đến công việc”.
Nghe thì có vẻ lo cho sự an nguy của đất nước thật đấy, nghe mà cảm động làm sao. Mọi người cần phải hiểu là, các kế hoạch sản xuất cũng như kinh doanh cả năm, tất cả đều đã lên lịch từ đầu năm, tức là người ta đã tính toán trước những kì nghỉ lễ để có thể lên kế hoạch hợp lí. Tết mặc dù có sự xê dịch về ngày tháng theo từng năm, nhưng đều có thể biết trước được, chứ không phải tự dưng từ trên trời rơi xuống. Không lẽ những doanh nghiệp làm ăn với nước ngoài họ ngây thơ tới mức không dự trù trước ư?
Hơn nữa, nghỉ tết thật ra chỉ có 5 ngày thôi, xê dịch cuối tuần thì căng đét chỉ có thể là 7 ngày. Trong vòng 7 ngày không làm việc mà có thể tàn phá cả nền kinh tế của một đất nước thì đúng là thánh rồi.
Cuối cùng là chúng nói rằng mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy hoặc cúng ông Táo, rước-tiễn ông bà tổ tiên ... Tôi cho rằng nên bớt những phong tục nào mà không có khoa học hoặc thiếu thực tế. Tôi cho rằng, đối với cha mẹ, thầy cô thì lúc nào cũng phải quan tâm chăm sóc chứ không phải đến ngày Tết mới đi thăm hỏi.
Nghe qua thì thấy triết lý hay thật đấy các bạn ạ, cảm thấy phân tích sâu sắc ghê cơ. Nhưng nói thật là những thứ này quá sức thực tế luôn. Với nhịp sống công nghiệp như ngày nay thì lo cho bữa ăn hằng ngày đã là một vấn đề lớn. Mấy hôm được nghỉ ngơi thì phải nạp năng lượng để chuẩn bị chiến đấu tiếp, nói chi đến việc về thăm 2 bên nội ngoại, gần thì không nói làm gì, nếu đi làm xa thì có bao nhiêu thời điểm trong năm con cháu tề tụ đông đủ trong gia đình? Xin thưa chỉ có Tết mà thôi.
Tương tự, đối với việc thăm thầy cô.Chúng ta có lòng nhưng không có sức. Hơn nữa, không phải cứ lúc mình nghỉ thì thầy cô cũng nghỉ. Họ cũng có việc của họ, cũng có gia đình, họ hàng để lo, làm quái gì có thời gian. Quãng thời gian duy nhất mà cả hai phía cùng rảnh, đó chính là Tết.
Rồi xong, giờ thì hỡi những con người mang danh Giáo sư và Chuyên gia có còn ý kiến gì khác không, liệu các người có thấy xấu hổ trước tổ tiên, truyền thống dân tộc Việt Nam hàng ngàn đời nay?
Tết – thời điểm quây quần trong năm của các gia đình Việt |
Chúng kêu Tết Ta bắt đầu từ Hán nên bỏ?
Gì chứ cái bọn ngu lịch sử nhưng thích thể hiện thì buồn cười hết chỗ nói. Ngược dòng lịch sử, Tết Ta bắt nguồn từ việc ăn mừng của người dân vùng lúa nước mừng hội đầu xuân. Do đó tục ăn Tết xuất hiện sớm nhất ở những vùng có nền văn minh lúa nước tức là ở Đông Nam Á chứ không phải ở nền văn minh lúa cạn của Tàu. Sau này khi tộc Hán- Mông ( là tiền thân của Hán tộc) tấn công liên minh Bách Việt ở phía Nam nhiều tộc trong Bách Việt bị đồng hóa thì mới có tục này ở Trung Quốc. Cho nên cái tư tưởng thoát Hán là cái tư tưởng của những kẻ sợ Tàu. Chúng ngu dốt về lịch sử nên sinh ra sợ hãi với Tàu, cảm thấy tự ti với nền văn minh của Tàu mà đâu biết rằng Cha ông ta có nền văn minh rực rỡ ngang hàng Trung Quốc. Văn hóa Việt Nam – Trung Quốc là hai nền văn hóa tác động qua lại chứ không phải từ một chiều. Thực chất văn minh của Trung Quốc là văn minh pha tạp sau những cuộc chiến tranh xâm lược và đồng hóa, nên nếu nhìn qua thì nó phong phú chứ nó cũng rời rạc lắm, nhất là cái tư tưởng khinh thị những dân tộc thiểu số còn nặng nề nên về tình đoàn kết của các tộc người Trung Quốc nhìn chung không bền vững như người Việt. Và lẽ tất nhiên họ không thể nào có được hai tiếng “đồng bào” như của người Việt ta.
Mấy thằng kêu bỏ Tết vì là Tết của Tàu thì “các hạ hãy nhận của tại hạ đây một lạy”!. Bản chất văn hóa là giao thoa, mấy nước gần nhau thì văn hóa giống nhau. Chả lẽ cứ ăn tết giống thằng tàu thì là lệ thuộc nó à?Chưa kể đến Tết Ta chẳng phải xuất phát từ Tàu, Việt Nam ăn theo lịch âm nhé!
Kết thúc luận điệu trên ở đây, bên cạnh đấy chúng còn có luận điệu thế này: “Tết Nguyên đán của mình không ăn nhập vào kỳ nghỉ chung của toàn thế giới. Lúc người ta nghỉ Noel và Tết Dương lịch với nhịp độ công việc chùng xuống, đáng lẽ lúc ấy mình cũng nghỉ thì có phải hơn không. Nhưng lúc đó thì ở Việt Nam vẫn làm việc. Khi mình nghỉ thì các nước trên thế giới, người ta vẫn tiếp tục giao dịch, làm việc. Trong khi đó, mình lại có những chậm trễ hoặc không giải quyết được. Điều đó cũng ảnh hưởng lớn đến công việc”.
Nghe thì có vẻ lo cho sự an nguy của đất nước thật đấy, nghe mà cảm động làm sao. Mọi người cần phải hiểu là, các kế hoạch sản xuất cũng như kinh doanh cả năm, tất cả đều đã lên lịch từ đầu năm, tức là người ta đã tính toán trước những kì nghỉ lễ để có thể lên kế hoạch hợp lí. Tết mặc dù có sự xê dịch về ngày tháng theo từng năm, nhưng đều có thể biết trước được, chứ không phải tự dưng từ trên trời rơi xuống. Không lẽ những doanh nghiệp làm ăn với nước ngoài họ ngây thơ tới mức không dự trù trước ư?
Hơn nữa, nghỉ tết thật ra chỉ có 5 ngày thôi, xê dịch cuối tuần thì căng đét chỉ có thể là 7 ngày. Trong vòng 7 ngày không làm việc mà có thể tàn phá cả nền kinh tế của một đất nước thì đúng là thánh rồi.
Cuối cùng là chúng nói rằng mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy hoặc cúng ông Táo, rước-tiễn ông bà tổ tiên ... Tôi cho rằng nên bớt những phong tục nào mà không có khoa học hoặc thiếu thực tế. Tôi cho rằng, đối với cha mẹ, thầy cô thì lúc nào cũng phải quan tâm chăm sóc chứ không phải đến ngày Tết mới đi thăm hỏi.
Nghe qua thì thấy triết lý hay thật đấy các bạn ạ, cảm thấy phân tích sâu sắc ghê cơ. Nhưng nói thật là những thứ này quá sức thực tế luôn. Với nhịp sống công nghiệp như ngày nay thì lo cho bữa ăn hằng ngày đã là một vấn đề lớn. Mấy hôm được nghỉ ngơi thì phải nạp năng lượng để chuẩn bị chiến đấu tiếp, nói chi đến việc về thăm 2 bên nội ngoại, gần thì không nói làm gì, nếu đi làm xa thì có bao nhiêu thời điểm trong năm con cháu tề tụ đông đủ trong gia đình? Xin thưa chỉ có Tết mà thôi.
Tương tự, đối với việc thăm thầy cô.Chúng ta có lòng nhưng không có sức. Hơn nữa, không phải cứ lúc mình nghỉ thì thầy cô cũng nghỉ. Họ cũng có việc của họ, cũng có gia đình, họ hàng để lo, làm quái gì có thời gian. Quãng thời gian duy nhất mà cả hai phía cùng rảnh, đó chính là Tết.
Rồi xong, giờ thì hỡi những con người mang danh Giáo sư và Chuyên gia có còn ý kiến gì khác không, liệu các người có thấy xấu hổ trước tổ tiên, truyền thống dân tộc Việt Nam hàng ngàn đời nay?
No comments:
Post a Comment