Trò hề ngược đời luôn tồn tại trong hai chữ “nhân quyền” khi mà kẻ xâm phạm, gây hại đến quyền con người của cá nhân khác thì lại được vinh danh, khen ngợi và tung hô như một anh hùng. Ngày 8/3 là quốc tế phụ nữ, ngày mà người ta tôn vinh những người phụ nữ đức hạnh, phẩm giá cao đẹp, nhưng tổ chức ân xá quốc tế lại đi ngược với xu thế chung đó, họ tôn vinh kẻ ăn vạ, phá hoại, tôn vinh đối tượng đang bị tạm giam để điều tra hành vi phạm tội.
Trần Thị Nga với lá chắn là hai đứa con ngoài dã thú |
Theo thông báo của tổ chức Ân xá quốc tế, Trần Thị Nga được đưa vào danh sách 6 nhà hoạt động nhân quyền nữ trong khu vực Đông Nam Á được vinh danh nhân dịp ngày Quốc tế Phụ nữ 8 tháng 3 năm nay. Tổ chức này thần tượng Trần Thị Nga đến mức cho đối tượng này là nhà hoạt động nhân quyền vượt lên khó khăn của bản thân, gia đình, bất chấp việc bắt giữ của công an để thực hiện quyền năng vốn có của con người: “quá trình bà Trần Thị Nga từng bị tai nạn giao thông khi đi lao động ở Đài Loan. Đó cũng là nơi mà bà bị lạm dụng tương tự như những công nhân xuất khẩu khác của Việt Nam. Qua những trải nghiệm của bản thân, bà Trần Thị Nga tự tìm hiểu về quyền con người”.
Nhưng trên thực tế, bản chất của Trần Thị Nga thối nát đến mức nào thì dân Việt Nam đều không thể ngửi nổi rồi. Trần Thị Nga tham gia vào mạng lưới phụ nữ nhân quyền (nơi tụ họp các nhà dân chủ rởm) nhưng không hiểu hình bóng người phụ nữ, người mẹ của Trần Thị Nga được tôn vinh như nào mà ả này luôn đem theo hai đứa con ngoài dã thú của ả tham gia vào tất cả các hoạt động, biến những đứa trẻ vô tội, chưa hiểu chuyện đời làm lá chắn sống cho mẹ của chúng để ngăn cản lại sự can thiệp của pháp luật.
Tổ chức này đã đưa ra nhận định sai lầm trong thông báo dó: “Trần Thị Nga là một nhà hoạt động vì quyền đất đai cũng như cổ xúy cho dân chủ tại Việt Nam. Vào tháng giêng vừa qua, bà bị bắt theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước. Đây là một điều luật thường xuyên được nhà cầm quyền Hà Nội sử dụng để bỏ tù dài hạn những nhà bất đồng chính kiến”. Giám đốc khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương của Ân Xá Quốc tế, Champa Patel, đưa ra nhận định rằng tại khu vực Đông Nam Á, chỉ ít chính quyền có thể tự hào về thành tích nhân quyền mà thôi; tuy nhiên có vô số những phụ nữ trong khu vực vẫn can đảm bất chấp hiểm nguy đứng lên chống lại bất công.
Việc bắt và tạm gia đối với Trần Thị Nga là kết quả của một quá trình coi thường và vi phạm pháp luật lâu dài của đối tượng này, mọi thứ đều hợp lẽ tự nhiên, hợp tình hợp lý. Đồng bọn ở bên ngoài xã hội tích cực hô hào, kêu gọi các tổ chức phi chính phủ như Ân xá quốc tế phản đối hay mạnh tay hơn để can thiệp vào quá trình xử lý đối tượng này. Bằng chứng chính là những lời lẽ xuyên tạc mà các nhà dân chủ rởm cung cấp cho các tổ chức bên ngoài.
Việt Nam là quốc gia pháp quyền, thượng tôn pháp luật. Vì vậy, bất cứ hành động nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo đúng quy định, việc các thế lực bên ngoài nhăm nhe can thiệp vào quá trình xử lý là bất khả thi bởi Nhà nước ta luôn thể hiện thái độ cứng rắn khi xử lý những đối tượng coi thường pháp luật này.
Công Lý
No comments:
Post a Comment