BÀI HỌC NĂM XƯA CÒN ĐÓ. NẾU CẦN, CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN PHẢI RA TAY VỚI GIẶC TRONG CÔNG GIÁO Ở GIÁO PHẬN VINH NHƯ QUỲNH LƯU NĂM XƯA.
DẸP BẠO LOẠN Ở QUỲNH LƯU NĂM 1956.
Cùng với việc mở chiến dịch “tố cộng” ở miền Nam, Mỹ-Diệm chỉ huy bọn phản động đội lốt tôn giáo lợi dụng tự do tín ngưỡng xuyên tạc chủ trương sửa sai cải cách ruộng đất của ta, kích động giáo dân gây bạo loạn ở Quỳnh Lưu. Chúng lừa bịp cưỡng bức giáo dân từ Quảng Bình, Hà Tĩnh ra, từ Thanh Hóa vào, tụ tập ở nhà thờ Quỳnh Yên mấy chục nghìn người ăn uống bừa bãi hết đợt này đến đợt khác hàng mấy tháng trời, ảnh hưởng đến trật tự trị an và sản xuất.
Nghiêm trọng hơn là chúng vu khống, khiêu khích, bắt giữ tổ công tác sửa sai của trung đoàn 269 Quân khu 4, giam họ trong nhà thờ Quỳnh Yên. Chính quyền ta đã nhiều lần giải thích, thuyết phục, nhưng chúng vẫn ngoan cố, không chịu trả tự do cho tổ công tác. Trước tình hình nghiêm trọng đó, Bộ Tổng tư lệnh ra lệnh cho sư đoàn 324 đang ở Thanh Hóa, cử ngay lực lượng hành quân cấp tốc vào Quỳnh Lưu cùng với lực lượng địa phương của Quân khu 4 giải quyết vụ Quỳnh Yên.
Trung đoàn 93 đang tiến hành huấn luyện ở khu vực tây cầu Hang thuộc huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa được giao nhiệm vụ này. Phương châm chỉ đạo hành động là lấy tuyên truyền vận động quần chúng lao động, làm cho họ hiểu rõ chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phân rõ đúng sai, phân rõ ranh giới giữa việc đạo và việc đời, phân hóa cô lập bọn đầu sỏ phản động. Không được nổ súng khi làm nhiệm vụ chống biểu tình. Vì vậy, chỉ cán bộ tiểu đoàn trở lên mới được mang súng ngắn tự vệ, còn cán bộ từ đại đội đến chiến sĩ chỉ được mang gậy và dây thừng, lương thực, thực phẩm và trang bị cá nhân. Toàn bộ súng đạn và trang bị khác để lại nơi đóng quân có người trông coi.
Đoàn ô tô của Bộ chở trung đoàn 93 từ Tĩnh Gia vào Quỳnh Lưu. Ban đầu anh em không thông suốt lệnh không được nổ súng với lý lẽ “kẻ nào nói xấu Đảng, chống lại chính quyền là phải bị trừng trị”. Phải giải thích nhiều lần, anh em mới tạm thông.
Hàng ngày, chính quyền ta dùng loa truyền thanh giải thích chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta, nhưng chúng không những không trả tự do cho đội công tác mà còn huy động hàng nghìn giáo dân từ các hướng: Quỳnh Thanh, Quỳnh Yên lên, Nghi Lộc, Diễn Châu ra tập trung ở thị trấn Cầu Giát với ý đồ gây bạo loạn đập phá các cơ quan, cửa hàng và kho thóc của huyện Quỳnh Lưu. Mưu đồ của Diệm là lấy Quỳnh Yên, Quỳnh Lưu làm thí điểm. Nếu thành công sẽ gây ra nhiều nơi khác trên toàn miền Bắc.
Trung đoàn 93 được giao nhiệm vụ giải tán các cánh quân biểu tình, không cho chúng hợp điểm tại Cầu Giát. Tiểu đoàn 5 chốt giữ ở bắc cầu thị trấn Cầu Giát, tiểu đoàn 6 chốt ở ngã ba xã Quỳnh Bá, cách nhà thờ Quỳnh Yên khoảng 1000m, tiểu đoàn 7 chốt giữ đường ở xã Quỳnh Đôi, giáp với xã Quỳnh Thanh là xã công giáo toàn tòng.
Đồng bào bị chúng cưỡng ép từ Quỳnh Yên lên đông hơn nghìn người, đến cổng chắn đường (ba-ri-e) ở ngã ba Quỳnh Bá bị đại đội 6 chặn lại. Những tên phản động trà trộn trong đó, ngoan cố tràn qua cổng chắn, dùng gạch đá ném vào bộ đội ta. Chính trị viên Quang bị trúng vào đầu chảy máu. Tiểu đoàn 6 tăng cường thêm lực lượng đang ở trong các nhà dân quanh đó, dùng kèn xung phong uy hiếp chúng. Vừa nghe tiếng kèn xung phong, bọn phản động đã hoảng sợ, chạy tán loạn về lại Quỳnh Yên. Ta bắt hơn 10 tên đầu sỏ hung hăng nhất giao cho chính quyền địa phương xử lý.
Ở hướng Quỳnh Thanh, khi cánh quân của chúng đến Quỳnh Đôi, những tên chống đối vẫn ngoan cố tràn qua cổng chắn do tiểu đoàn 7 chốt giữ. Tổ súng máy bố trí trên gò bắn chỉ thiên uy hiếp. Bọn chúng đánh trả, một trung đội trưởng và một chiến sĩ ta hy sinh. Ta bắn uy hiếp dữ dội, chúng hoảng sợ chạy trở lại Quỳnh Thanh.
Thế là hai cánh đi biểu tình từ Quỳnh Yên và Quỳnh Thanh lên đều bị giải tán. Còn cánh từ Diễn Châu ra đến nam cầu Giát bị lực lượng tiểu đoàn 5 dùng vòi rồng nước chặn lại. Nhưng những tên chống đối vẫn tràn qua cầu, vừa đi vừa hô khẩu hiệu phản động. Đến thị trấn Quỳnh Lưu, được tin hai cánh kia bị giải tán, không hợp điểm được, chúng kéo những người nhẹ dạ, cả tin đi một vòng trong thị trấn rồi tự động giải tán.
Sau một tuần, được tin của cơ sở ta trong nhà thờ cho biết là chúng dự định thủ tiêu đội công tác, Bộ Tổng tham mưu ra lệnh phải giải thoát tổ công tác, không cho chúng ám hại. Ngay trong đêm đó, trung đoàn 93 tổ chức tập kích, bố trí 3 tiểu đoàn thành 3 mũi tấn công. 3 giờ sáng, pháo hiệu tấn công phát lên, các tổ súng máy cả 3 hướng quanh nhà thờ đồng loạt bắn chỉ thiên uy hiếp, đồng thời lực lượng xung kích của ta nhanh chóng đột nhập thẳng vào nơi giam giữ, giải thoát được tổ công tác của ta an toàn. Trung đoàn 93 bắt giữ một số tên phản động cầm đầu giao cho chính quyền khu 4 xử lý. Số giáo dân các nơi bị lừa gạt, o ép được ta giải thích quay trở về quê.
Do bị xuyên tạc, giáo dân khu vực quanh nhà thờ vẫn e ngại tiếp xúc với bộ đội ta nên các đơn vị vẫn phải căng lều bạt màn chiếu ăn ở ngoài trời, vừa làm công tác tuyên truyền giáo dục, vừa vận động nhân dân cùng làm sạch môi trường khu vực quanh nhà thờ Quỳnh Yên mà mấy tháng trước đó bọn chúng ăn uống phóng uế bừa bãi.
Hai tuần sau, trung đoàn 93 được lệnh hành quân từ Quỳnh Lưu về Yên Thành. Trung đoàn 269 (Quân khu 4) tiếp tục làm công tác dân vận ở Quỳnh Lưu. Sau vụ Quỳnh Yên, sư đoàn bộ 324 và các đơn vị trực thuộc lần lượt di chuyển từ Thanh Hóa vào Nghệ An làm nhiệm vụ phòng thủ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu theo kế hoạch chiến lược của Bộ
Trích QĐND, ngày 25/10/04
ĐDTB, ngày 29/3/06
No comments:
Post a Comment