Mới đây, tổ chức hay chọc ngoáy mang tên Theo dõi nhân quyền quốc tế HRW vừa đưa ra những cáo buộc rằng Chính phủ Việt Nam đang hạn chế thông tin trên mạng xã hội. Đương nhiên đi kèm với cáo buộc này là luận điệu không thể cũ hơn: Việt Nam vi phạm nhân quyền.
Có hai căn cứ mà HRW đưa ra để cáo buộc Việt Nam hạn chế thông tin trên mạng xã hội. Thứ nhất, đó là vì các cơ quan chức năng Việt nam vừa bắt liên tiếp 5 người được cho là hoạt động trên mạng xã hội, thể hiện quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Human Rights Watch nói với đài Á châu tự do:
Theo tôi rõ ràng là chính phủ Việt Nam đang tìm cách đối phó với một số những người hoạt động xã hội trên facebook vì họ nhận ra rằng facebook bây giờ là một công cụ
mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam. Điều mà họ tìm kiếm không nhất thiết phải là những người nổi tiếng trên thế giới mà chỉ là những người có nhiều người theo trên Facebook ở Việt Nam. Họ tìm cách tấn công những người dẫn đầu đưa ý kiến ở đây. Tất cả là nhằm hạn chế quyền tự do thông tin, ngăn cản những luồng thông tin khác đến người dân qua
mạng xã hội mà họ không thể kiểm soát nổi.
Đúng là thời gian vừa qua, các lực lượng chức năng có bắt 5 người, nhưng đó không phải là những người hoạt động đơn thuần, thể hiện quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội mà là những người có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có dấu hiệu tội phạm.
Đầu tiên phải kể tới là hai trường hợp Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển. Nói tới 2 trường hợp này, nhất là Vũ Quang Thuận thì hầu hết mọi người đều cho rằng chả có gì là bất ngờ trong việc Thuận bị Công an bắt, ngay cả với các nhà “dân chủ” vốn là đồng đảng của Thuận. Thuận là người hoạt động rất cực đoan trên mạng Internet, có nhiều bài viết và đặc biệt là tạo và tán phát nhiều video clip có nội dung sai trái, bịa đặt tuyên truyền chống Nhà nước. Với một người dân bình thường, nếu biết rõ các qui định của pháp luật thì chắc chắn không bao giờ dám làm những điều như vậy.
Tương tự trường hợp của Vũ Quang Thuận là 3 người vừa bị khởi tố và bắt tạm giam thời gian gần đây: Bùi Hiếu Võ, Phan Kim Khánh và Nguyễn Hữu Đăng. Cả 3 người này đều có hành vi lợi dụng dụng các loại hình dịch vụ trên mạng để tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam một cách cực đoan. Hành vi của 3 người này đã vi phạm điều 88 Bộ luật hình sự về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, vì thế họ bị khởi tố, bắt tạm giam.
Rõ ràng, hành vi của 5 người trên không phải là thực hiện quyền tự do ngôn luận thuần túy mà lợi dụng quyền tự do ngôn luận, lợi dụng các loại hình dịch vụ trên mạng để vi phạm pháp luật. Tại Việt Nam có hàng chục triệu người dùng Internet, dùng mạng xã hội nhưng chỉ có những người vi phạm pháp luật như 5 người trên mới bị xử lý. Thế nên không hề có chuyện chính quyền Việt Nam hạn chế thông tin trên mạng xã hội.
Căn cứ thứ hai mà HRW nêu ra để cáo buộc Việt Nam hạn chế thông tin trên mang đó là vì chính phủ Việt Nam đang yêu cầu các hãng dịch vụ như Google, You tube phải tháo gỡ những đoạn vi deo clip có nội dung kích động bạo lực, dâm ô, phản động… Tuy nhiên, nếu cho rằng đây là căn cứ cáo buộc Việt Nam han chế tự do thông tin thì là điều hoàn toàn vô lý bởi đây là chính phủ Việt Nam hoàn toàn thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình, có quyền yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ phải tuân thủ pháp luật Việt Nam khi hoạt động tại Việt Nam. Ngay cả Chính phủ nhiều nước khác cũng yêu cầu tương tự như Chính phủ Việt Nam.
Rõ ràng, không hề có chuyện Chính phủ Việt Nam hạn chế tiếp cận thông tin như cáo buộc của HRW. Cáo buộc của HRW là hoàn toàn vô căn cứ.
No comments:
Post a Comment