Từ FB Trần Văn Hoàng Phúc
“Nhà báo” Huy Đức, Hoàng Linh, Lê Văn Ba và Năm Cam: Đâm thuê chém mướn bằng ngòi bút.
(Xã hội) - Tiếp theo vụ án bia ôm Đường Sơn Quán (“Nhà báo” Huy Đức, Hoàng Linh, Năm Cam và Ba Tung: Cuộc chơi của tiền và quyền lực ngầm), chúng tôi tiếp tục gửi đến bạn đọc câu chuyện nội tình bên trong ly kỳ và hấp dẫn với những nhà báo đen tâm đức không sáng khiến ngòi bút trở thành… mũi dao nhọn.
Bức thư của Thủ tướng gửi “Bao Thanh Thiên” 13 năm trước
Năm 1990, TAND TPHCM xét xử sơ thẩm vụ án bia ôm Đường Sơn Quán với mức án dành cho các bị cáo: Lê Thị Thanh Xuân, 37 tuổi là chủ quán 4 năm tù; Nguyễn Trung Nam 45 tuổi, Phó Chỉ tịch huyện Thủ Đức và Phan Thanh (Ba Tung) 45 tuổi, Trưởng phòng CSHS CATPHCM mỗi người 1 năm tù treo; Nguyễn Cao Trí 37 tuổi là đồng phạm với Thanh Xuân mức án 18 tháng tù với các tội danh: Chứa mãi dâm, truyền bá văn hóa đồi trụy; Lợi dụng chức vụ quyền hạn; sử dụng vũ khí trái phép. Vụ án kháng cáo lên tòa phúc thẩm.
“Đâm thuê, chém mướn” bằng ngòi bút
Bi kịch xảy ra cho gia đình Ba Tung trong thời gian tạm giam, đó là việc cô con gái 16-17 tuổi học tại trường THPT Lê Quý Đôn không chịu nỗi cảnh nhục nhã khi nghe bạn bè đàm tiếu chuyện về cha mình (thần tượng của em) nào là quan hệ bất chính với gái mại dâm, có đăng hình trên báo, là loại công an suy đồi biến chất, trụy lạc… Con gái của Ba Tung đã uống thuốc độc tự tử. Bà vợ của ông cũng xấu hổ dở điên dở khùng được cơ quan cho đi Hà Nội học chính trị nhằm tránh tiếng dư luận đang xôn xao dậy sóng khắp nơi về vụ án mãi dâm đầu tiên có qui mô lớn, liên quan nhiều cán bộ, công chức gây chấn động thành phố và cả nước. Bức xúc đến nỗi Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh phát biểu trong hội nghị cán bộ toàn quốc, phê bình Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM đã chỉ đạo tòa án xử quá nhẹ tay.
Mức án 1 năm tù treo với Ba Tung dù rất nhẹ, không lớn nhưng mức án lương tâm về cái chết của con gái nặng hơn ngàn cân treo trên đầu. Một sĩ quan hình sự đầy triển vọng với quân hàm trung tá, một biệt động thành nổi tiếng giữa Sài Gòn thời chống Mỹ đã nhận kết cục bi thảm như thế là quá nhiều. Đằng sau sự hả hê và thăng hoa của các nhà báo đen như Hoàng Linh, Quang Thắng, Huy Đức và Năm Cam cùng đồng bọn yến tiệc ăn mừng say sưa là một nỗi đau và rất bất nhẫn. Những kẻ từng ăn bám trên thành tích của công an hình sự, ăn bám theo trùm giang hồ Năm Cam và phe cánh trong nội bộ đấu đá nhau tranh giành chức quyền nay lại quay mặt cắn vào những người thân, trở mặt, bẽ bàng để dựa theo một ô dù khác triển vọng hơn. Họ đã bán lương tâm với giá rất rẻ, cực kỳ rẻ. Những người đến dự phiên tòa ngày đó cốt chỉ xem mặt Thanh Xuân xinh đẹp ra sao thôi, không buồn cũng không vui, không giận dữ hay khinh miệt vì quá xót xa, cay đắng về cái chết nông nổi của con gái Ba Tung.
Còn nhớ vào năm 1969, khi nghe tin Bác Hồ kính yêu qua đời, trên một tờ báo lớn của chính quyền Sài Gòn có đăng hai trang một bài viết về thân thế, sự nghiệp của Bác. Người viết là một giáo sư họ Lý nổi tiếng đang sống sờ sờ tại thành phố, nhưng chỉ một từ dùng ở câu cuối bài viết “nhưng rất tiếc, ông Hồ là người cộng sản”. Ai thạo chữ nghĩa đều biết rất rõ, chỉ một từ “rất” chỉ mức độ kia, đã phủ nhận toàn bộ công lao sự nghiệp của Hồ Chủ Tịch. Nếu không sử dụng những từ ngữ chỉ mức độ thì còn có nghĩa tương đối “nhưng tiếc hoặc nhưng…”. Ngay sau khi báo phát hành, Ba Tung đã chỉ huy đội biệt động thành đốt ngay tòa soạn báo Tia Sáng (ngay trụ sở báo CAND bây giờ – khu vực Hồ Con Rùa). Một người từng vào sinh ra tử như Ba Tung liệu có phải là một con người thoái hóa, biến chất hay không có tinh thần cách mạng? Bị cuốn vào một cuộc chơi của kẻ khác, một cuộc chơi với đầy dã tâm, toan tính của kẻ xấu do mất cảnh giác và thăng hoa, chủ quan nên Ba Tung và nhiều đồng đội của ông bị sập bẫy.
Trong phiên tòa xét xử phúc thẩm vào năm 1990, quan tòa “Bao Thanh Thiên” Huỳnh Việt Thắng đã bất chấp mọi sự phật ý của cấp trên, ông đã tuyên án Ba Tung phạt cảnh cáo khiến cho những người bảo thủ bất bình. Nhưng theo ông, tội “thiếu trách nhiệm” của Ba Tung trong vụ án này không cấu thành và hơn nữa, cho dù là án treo hay án cảnh cáo đối với một đồng chí sa cơ lỡ vận như Ba Tung là một án chung thân rồi. Công lý và tình người đã được mọi người soi xét, sáng tỏ một cách minh bạch. Câu chuyện bia ôm Đường Sơn Quán tưởng đã đến hồi kết thúc với dự luận, kết thúc với hào quang của những nhà báo Huy Đức, Hoàng Linh… đang lung linh trên đỉnh ngôi sao của làng báo. Từ vỉa hè, quán cà phê đến công sở đâu đâu bàn dân thiên hạ cũng bàn về vụ triệt phá bia ôm Đường Sơn Quán và những nhà báo tài ba dũng cảm điều tra, viết bài đăng lên báo. Không một ai biết rằng đây là một cuộc chơi tranh giành quyền lực và có bàn tay của trùm Năm Cam nhúng vào. Không một ai biết rằng, Huy Đức hay Hoàng Linh cũng chỉ là công cụ, là con cờ trong tay kẻ khác chơi. Một cuộc chơi bẩn thỉu và duy nhất, đó là xóa sạch tệ nạn xã hội gây ung nhọt cho thành phố, làm hư hỏng bao nhiêu cán bộ, công chức tài năng, tuổi trẻ.
Tưởng đã “mồ yên mả đẹp” cho số phận một người hùng bại trận như Ba Tung, khi mất tất cả từ sự nghiệp, công danh, vợ con, danh dự… Ông lui về vùng đất rừng Bình Châu lập trang trại trồng cây, nuôi bò, nuôi gà ở ẩn tránh xa chốn thị phi. Đùng một cái, nhà báo lão thành Lê Văn Ba (cựu phóng viên Báo Đại Đoàn Kết) nhặt được lá thư tuyệt mệnh của con gái Ba Tung gửi cho cha trước lúc dùng độc dược quyên sinh. Trong thư viết lại tâm trạng của cô học sinh cấp III khi “thần tượng, mặt trời của đời con sụp đỗ” và không thể chịu đựng sỉ nhục và áp lực bạn bè nên tìm cái chết… Một nhà báo lão thành như ông Lê Văn Ba – hơn ai hết ông không nên làm cái việc “giết người lần hai” và không nên “đánh kẻ dưới ngựa” vì việc hèn hạ này chỉ dành cho những kẻ tiểu nhân bỉ ổi…
Vậy mà ông này cầm bút viết tất cả, đào bới lên tất cả để nguyền rủa Ba Tung và để “dạy đời” về các bậc phụ huynh là “thần tượng, mặt trời” của con cái. Báo đăng, ông này photocopy hàng trăm bản mang trong người gặp ai cũng đưa ra khoe như thể là một chiến tích lừng lẫy và oai hùng mà ông ta vừa làm. Thật quá bỉ ổi và vô lương tâm, bất nhẫn và rất nặng mùi tội ác. Ông ta và những kẻ cùng loại vui cười, tự sướng, tự tâng bốc mình, tự huyễn hoặc mình trên đau khổ của người khác, một đau khổ tột cùng. Lương tâm ông ta có khác gì loài kên kên chỉ nấp chực chờ trên cây, đợi có xác chết là lao xuống rúc rỉa, đánh chén no say?! Luận về đạo đức, luận về sự trong sáng của lương tâm ông ta và những nhà báo đen “ăn theo” trong vụ Đường Sơn Quán năm xưa và Năm Cam sau này có khác gì nhau?.
Nhớ lại chuyện xưa, để phân biệt anh hùng và gian hùng giữa Tào Tháo và Lưu Bị cho đến vạn đời sau cũng thật khó mà luận đúng sai. Không riêng các nhà báo đen liên quan trong vụ việc như thế này, mà người dân thành phố còn nhớ chuyện ông luật gia Hoàng Trung Tiếu khi ra tòa bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Phan Công Trinh (Sở Tư Pháp trước đây), ông này từng hót trước tòa rằng: “… tôi với anh từng là bạn chiến đấu trong rừng, từng chia nhau sinh tử, ngọt bùi…”, đành rằng ông này nói không sai, nhưng mang tình cảm và đau khổ, uất hận riêng tư ra trước hoàn cảnh một người đang là tội phạm, một người đang dõng dạc lên tiếng “dạy đời” kẻ kia thì ông ta mới chính là kẻ thù, là tội ác lương tâm nguyền rủa.
Ông ta đang dùng lời lẽ đường mật để thực hiện tử hình sớm một con người mà ông ta nhân danh tình bạn.
Khi vụ án Năm Cam và đồng bọn bị triệt phá, chân tướng những nhà báo đen như Hoàng Linh, Huy Đức được lột tả rất chân thực trong kết luật điều tra: “Hoàng Linh khai nhận: Sau buổi làm việc với Liên Khui Thìn tại Công ty Epco cho tới khi Thìn bị bắt (đầu năm 1997), Hoàng Linh đã được Liên Khui Thìn cho 1 điện thoại di động Ericsson và nhiều lần cho tiền, do thời gian đã lâu nên Hoàng Linh không nhớ được cụ thể bao nhiêu lần nhưng tổng số tiền Hoàng Linh nhận khoảng 105 triệu đồng. Ngoài số tiền trên, từ năm 1995 đến 1997, Hoàng Linh còn nhận 4 lần tiền, mỗi lần 15 triệu đồng, tổng cộng là 60 triệu đồng do Liên Khui Thìn gửi cho ông Huỳnh Sơn Phước (Phó tổng biên tập báo Tuổi trẻ), ông Hoàng Quý (nguyên chánh văn phòng báo Tuổi trẻ), ông Huy Đức (nguyên phóng viên báo Tuổi trẻ), mỗi người 20 triệu đồng. Tuy nhiên những người trên đều không thừa nhận lời khai của Hoàng Linh.”
Ranh giới giữa tâm sáng và đức tối rất mỏng manh, nghiệt ngã vô cùng. Làm một nhà báo, điều này càng trở nên nghiêm khắc và cẩn trọng tuyệt đối. Một kẻ cướp hung hãn cầm dao đâm chết đúng một người, còn “nhà báo đen” cầm cây bút có thể giết hàng loạt người từ bản thân họ đến vợ con, gia đình, dòng họ, danh dự… Nhân danh những điều tốt đẹp, chân thiện mà lại giết người dã man dù vô tình hay hữu ý thì đó cũng là một thứ tội ác trời không dung, đất không tha.
No comments:
Post a Comment