2017/03/22

Về nội dung công văn ngày 17/3/2017 của UBND huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An)

Chiềng Chạ


Lm. Lê Ngọc Thanh, nguyên trưởng ban Truyền thông Tỉnh dòng chúa cứu thế Việt Nam đã viết như sau về công văn số 33/UBND -NV ngày 17/3/2017 về việc đề nghị dừng các tôn giáo không đúng quy định pháp luật của Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An): "CHÍNH SÁCH NHẤT QUÁN VỀ TỰ DO TÔN GIÁO CỦA CHXHCNVN LÀ ĐÂY!


Giáo dân muốn đi lễ ở giáo xứ khác phải xin phép !?
Linh mục muốn dâng lễ ở một giáo xứ khác phải được phép !?

Cả 2 phép này đều cho nhà nước "ban" cho". 


Nói về điều này, trang tin của Dòng chúa cứu thế Thái Hà (Hà Nội) - một cơ sở dòng thuộc Tỉnh dòng Chúa cứu thế Việt Nam cho rằng: "Huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An tùy tiện ra văn bản vi phạm quyền tự do tôn giáo" với cách lập luận nặng tính võ đoán như sau: "Ngày 17.03 vừa qua, UBND huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đã ra một Văn bản cho rằng: “trên địa bàn huyện có một số giáo xứ đã tổ chúc cho bà con giáo dân đi làm lễ ngoài phạm vi giáo xứ, giáo họ mà không đảng ký với UBND huyện về nội dung, chương trình, thời gian, địa điểm thực hiện, quy mô, thành phần tham dự cuộc lễ” .


Trong văn bản, UBND huyện Quỳnh Lưu yêu cầu: “không tổ chức giáng đạo, truyền đạo, hành lễ ngoài giáo xứ, giáo họ phụ trách khi chưa được sự chấp thuận cùa UBND huyện “

Xét thấy đây là một Văn bản vi phạm đến quyền tự do tôn giáo, quyền tự do đi lại của người dân. Đâu là lý do UBND huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đã ra một văn bản cho thấy cách hành xử tùy tiện, coi thường pháp luật như vậy. Câu trả lời không gì khác hơn là để bảo vệ cho Formosa như chính những lời trong Văn bản đã cho thấy điều đó:

“Việc bà con giáo dân tham gia các cuộc lễ ngoài địa bàn của giáo xứ, tham gia diễu hành phàn đối Công ty Formosa Hà Tĩnh gây ảnh hướng môi trường biến với số lượng đông là không đảm bảo an toàn giao thông, ảnh hường đến sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế của các hộ gia đình”. 

Ở đây có một điều dễ thấy là cả Linh mục Lê Ngọc Thanh và trang tin của Nhà thờ Thái Hà (Hà Nội) đều quy kết công văn của Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu (Tỉnh Nghệ An) là "vi phạm quyền tự do tôn giáo", là thiếu nhất quán trong chính sách tự do tôn giáo. Song điều họ thiếu là chứng cứ cũng như những phân tích có tính sâu sắc của vấn đề! 

Không có bất cứ một yếu tố pháp lý được chỉ ra. Trong khi đó, công văn của UBND tỉnh Nghệ An thì nêu ra không ít những căn cứ của pháp luật về việc tham gia các cuộc lễ ngoài địa bàn giáo xứ, giáo họ theo điều 11, Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo và điều 31, 32 của Nghị định 92/NĐ-CP ngày 09/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo. 


- Điều 11, Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo quy định như sau: 


1. Chức sắc, nhà tu hành được thực hiện lễ nghi tôn giáo trong phạm vi phụ trách, được giảng đạo, truyền đạo tại các cơ sở tôn giáo.2. Trường hợp thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo ngoài quy định tại khoản 1 Điều này phải có sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) nơi thực hiện.

Trong trường hợp này, cha xứ bị bệnh đột xuất, Tòa giám mục cử cha Tuấn đến làm lễ thay, tức là cha Tuấn sẽ thực hiện nghi lễ tôn giáo ngoài phạm vi phụ trách (khoản 2), nên phải xin phép UBND huyện/thị xã". 

- Điều 31, 32 của Nghị định 92/NĐ-CP ngày 09/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo quy định: 


Điều 31 quy định về "Các cuộc lễ của tổ chức tôn giáo diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo": 1. Tổ chức tôn giáo khi tổ chức các cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo có sự tham gia của tín đồ trong phạm vi một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp huyện. Văn bản đề nghị nêu rõ tên cuộc lễ, người chủ trì, nội dung, chương trình, thời gian, địa điểm thực hiện, quy mô, thành phần tham dự cuộc lễ.


Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

2. Việc tổ chức các cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo có sự tham gia của tín đồ đến từ nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc đến từ nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do".
Toàn văn công văn của Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) trước thềm ngày 19/3/2017 - Nguồn: FB. 

Điều 32 quy định về việc "Giảng đạo, truyền đạo của chức sắc, nhà tu hành ngoài cơ sở tôn giáo": "1. Chức sắc, nhà tu hành giảng đạo, truyền đạo ngoài cơ sở tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi dự kiến giảng đạo, truyền đạo.

Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị, trong đó nêu rõ lý do thực hiện giảng đạo, truyền đạo ngoài cơ sở tôn giáo, nội dung, chương trình, thời gian, địa điểm thực hiện, người tổ chức, thành phần tham dự;

b) Ý kiến bằng văn bản của tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức tôn giáo trực tiếp quản lý chức sắc, nhà tu hành.

2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do". 

Đối chiếu những quy định của Pháp luật được nêu ra thì công văn của Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu hoàn toàn vận dụng đúng quy định của pháp luật! Và khuyến cáo sau đó hoàn toàn dựa trên pháp luật chứ không hề cảm tính hay xen lẫn ý chí chủ quan của nhà chức trách địa phương này cũng như các cơ quan chuyên môn! 

Những nhận định của Linh mục Lê Ngọc Thanh và trang tin nhà thờ Thái Hà vì thế là thiếu thuyết phục và có tính xuyên tạc. 

Cũng xin được nói thêm rằng, để quản lý nhà nước trên lĩnh vực tôn giáo, Nhà nước Việt Nam đã luật hóa các hành vi và quy định tại Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo năm 2004 và nay là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (có hiệu lực từ ngày 1/1/2018). Trước khi được công bố và đưa vào thực hiện trên thực tế, các văn bản luật này đã được lấy ý kiến công khai của nhiều giai tầng trong xã hội, chức sắc - tín đồ các tôn giáo góp ý, phản biện. Tính khách quan và dân chủ của các văn bản luật và dưới luật này đã được đảm bảo. Chính vì vậy, việc thực thi trên thực tế cần được tôn trọng và đó cũng là cách để các cơ quan thực thi pháp luật đảm bảo, tôn trọng quyền của các chủ thể liên quan trên thực tế! 

No comments: