Hoa đất
Các đời Tổng thống của Hoa Kỳ như Bush cha, Bush con, Obama đều đem vấn đề nhân quyền là mặt hàng để đi xuất khẩu toàn thế giới. Cái giá trị nhân quyền được chính phủ Mỹ đi rao giảng, áp đặt khắp nơi là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự rối loạn về chính trị, sự chết chóc, nghèo đói ở nhiều quốc gia. Chưa có một con số thống kê cụ thể về những mất mát mà cái gọi là “giá trị nhân quyền của Mỹ” mang lại cho thế giới, nhưng tất cả đều thừa nhận một điều rằng: nhân quyền luôn đặt một vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của quốc gia này.
Ngoại trưởng Mỹ Tillerson |
Chính quyền mới của Tổng thống Donal Trump đã mang lại một bầu không khí chính trị mới cho nước Mỹ. Ngay cả vấn đề nhân quyền, họ cũng đã có những tư duy chính trị mới, nếu không nói là khác biệt so với các đời tổng thống tiền nhiệm trước đây. Trong bức thư do Ngoại trưởng Rex Tillerson gửi tới 9 nhóm hoạt động nhân quyền gần đây có đoạn viết:
“Bởi vì đây là tổ chức duy nhất hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền nên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc cần phải cải cách mạnh mẽ để chúng tôi (Mỹ) có thể tiếp tục tham gia”
Ngoài ra, ông Tillerson tuyên bố Mỹ sẽ vẫn “tiếp tục đánh giá” tính hiệu quả trong hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, nhưng Washington vẫn chưa tin tưởng vào các báo cáo nhân quyền của một số nước thành viên khác trong UNHRC.
“Chúng tôi có thể không chia sẻ quan điểm chung (với UNHRC) về vấn đề nhân quyền của cơ quan này”, ông Tillerson cho biết.
Nhiều chuyên gia nhận định rằng, Washington sẽ chưa rút khỏi UNHRC ngay bây giờ nhưng đây vẫn là một khả năng có thể xảy ra. Đây là một hướng đi mới trong chính sách của chính quyền Donal Trump. Qua sự kiện này, có thể rút ra một số vấn đề sau:
Thứ nhất, chính sách dùng chiêu bài “nhân quyền” nhằm lật đổ các quốc gia không thân thiện với Mỹ trước đây không hiệu quả và hết sức tốn kém. Ở đâu đấy, Mỹ có thể lật đổ chính phủ các nước và thiết lập chính quyền mới theo ý mình. Nhưng sự thực thì mọi chuyện không như “bánh vẽ” mà Mỹ rêu rao với người dân các nước bị lật đổ trước lúc can thiệp. Hàng năm, Mỹ vẫn tốn hàng trăm tỷ USD làm bầu sữa nhằm duy trì sức sống của chính quyền mới do mình lập ra. Chính phủ mới do Mỹ lập ra ở Iraq và Lybia là ví dụ điển hình. Bên cạnh đó, cuộc sống của người dân ở các nước bị lật đổ xáo trộn, đi kèm là sự mất tin tưởng của người dân Mỹ và chính phủ đang khiến những nhà lãnh đạo cân nhắc lại chiến lược này.
Thứ hai, chiêu bài “nhân quyền” dường như đã quá cũ kỹ để làm mới hình ảnh của Mỹ với tư cách là siêu cường quốc tế. Nhân quyền chỉ mang thêm cho nước Mỹ những mối đe dọa mới. Nó không chỉ cướp đi mạng sống của hàng trăm nghìn người dân vô tội địa phương, khai sinh ra những tổ chức, mạng lưới khủng bố khét tiếng như Al Qaeda hay IS đồng thời cũng biến quân đội Mỹ và công dân Mỹ trở thành mục tiêu của những kẻ cực đoan, khủng bố Hồi giáo.
Thứ ba, Tổng thống Donald Trump sẽ đề nghị cắt giảm hơn 50% nguồn tài chính mà Mỹ cung cấp cho Liên Hợp Quốc. Washington hiện đóng góp khoảng 10 tỷ USD cho Liên Hợp Quốc mỗi năm, trở thành nhà tài trợ lớn nhất của tổ chức này. Khi mà “lợi ích của nước Mỹ” được DonalTrump đặt lên hàng đầu, thì những bản báo cáo nhân quyền của UNHRC vốn dĩ được xuyên tạc nhằm làm kênh tham khảo cho chính phủ Mỹ sẽ chẳng còn chút giá trị. Hay nói cách khác, Mỹ chẳng dại gì mất tiền “oan” vào những cái vớ vẩn liên quan đến nhân quyền ở các quốc gia khác.
Chừng vậy cũng đủ thấy, trong nhiệm kỳ của Donal Trump “chiêu bài nhân quyền” khó có chỗ đứng trong chính sách đối ngoại của quốc gia này!
No comments:
Post a Comment