2017/03/31

Trò hề của luật sư Ngô Anh Tuấn: Dạy cách đối phó công an cho những nhà đấu tranh dân chủ

Việc mời, triệu tập của công an đều được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và nếu người được mời, triệu tập không đến không những họ từ bỏ quyền của họ mà tùy theo từng trường hợp cụ thể có thể bị cưỡng chế. Tuy nhiên, luật sư Ngô Anh Tuấn lại thể hiện trình độ đẳng cấp "cao" của một luật sư vẽ đường cho "hươu" chạy ?

Kinh nghiệm của luật sư Ngô Anh Tuấn là kinh nghiệm riêng có cho những nhà đấu tranh dân chủ và tin đấu trường dân chủ xin trích đăng toàn bộ kinh nghiệm này để quý các nhà đấu tranh dân chủ học. Song, điều chúng tôi muốn nói đến ở đây không phải là chuyện bày kinh nghiệm hay cho người này người khác mà là những kinh nghiệm của luật sư liệu có giá trị với các nhà đấu tranh dân chủ hay không ? Việc hướng dẫn kinh nghiệm thực hiện theo quy định của pháp luật là cần thiết và cần nhân rộng nếu quý vị cảm thấy những kinh nghiệm sau đây là đáng quý và cần thiết:

Ảnh chụp màn hình trang facebook cá nhân của Ls Ngô Anh Tuấn



Toàn văn cách ứng phó: 
Cách ứng phó các tình huống pháp lý khẩn cấp ("bị" công an mời, "được" triệu tập hoặc bị tạm giữ)
1. Phân biệt giấy mời, giấy triệu tập và quyết định tạm giữ:
- Giấy mời: Đây là cách khá phổ biến mà cơ quan công an dùng khi làm việc với người dân. Nhớ rằng, pháp luật không có quy định rõ về tính pháp lý của giấy này, nên chúng ta có thể suy luận đơn giản là mời thì ta có thể tới, cũng có thể không (giống như ta đi ăn cỗ cưới vậy);
- Giấy triệu tập: Là văn bản tố tụng có mẫu sẵn và thường được dùng khi vụ án đã được khởi tố. Điều tra viên phụ trách điều tra vụ án có quyền triệu tập để hỏi cung bị can, triệu tập người làm chứng, người bị hại hoặc người có quyền và nghĩa vụ liên quan để làm sáng tỏ một số nội dung vụ án. Nhớ rằng, nếu bạn không nằm trong danh sách những người tham gia tố tụng như đã nêu trên nêu trên thì bạn không thể bị triệu tập và có quyền từ chối nhận làm việc theo giấy triệu tập; bên cạnh đó, nếu người triệu tập không phải là được phân công phụ trách vụ án hoặc tới theo giấy triệu tập mà người làm việc với mình không phải là người được chỉ định trong giấy thì bạn cũng có quyền từ chối làm việc;
- Quyết định tạm giữ: Đây là một biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, tự thú, đầu thú hoặc bắt theo lệnh truy nã.
2. "Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định" - Khoản 2, Điều 20 Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định rất rõ ràng, chặt chẻ về việc bắt giữ người. Các bạn cũng nên nhớ rõ quyền tối thượng về quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe, tính mạng của mình tại các khoản khác tại Điều 20 Hiến pháp 2013.
3. Bạn nên làm gì trong các tình huống khẩn cấp:
- Phải hết sức bình tĩnh dù được mời, triệu tập hay bị tạm giữ;
- Giữ thái độ đúng mực với người có quyền thực hiện các thủ tục nêu trên với mình dù trong bất kỳ tình huống nào;
- Bạn có quyền mời luật sư hoặc nói người nhà mời luật sư cho bạn khi thấy cần thiết;
- Bạn có quyền giữ im lặng cho tới khi bạn thấy mình đủ bình tĩnh để trao đổi về vấn đề liên quan mà người có thẩm quyền đề xuất/yêu cầu;
- Nhớ đọc kỹ lại biên bản, gạch bỏ phần nội giấy trắng còn thừa. Bạn có thể yêu cầu viết lại nếu thấy nội dung viết không đúng như bạn nói, thậm chí không ký nếu nội dung đó không được sửa. Nếu là biên bản làm việc bình thường thì bạn đề xuất photocopy và giữ 01 bản (nếu là biên bản hỏi cung thì chỉ có luật sư mới có quyền sao chụp).
4. Lưu ý:
- Nếu bạn là người phạm tội, bạn nên thành khẩn khai báo để nhận sự khoan hồng của pháp luật; tôi không hướng dẫn bạn "đối phó" với cơ quan có thẩm quyền trong mọi tình huống;
- Nếu bạn cảm thấy mình đang hoang mang, chưa yên tâm về lời khai hoặc thấy mình bị oan thì nhất định không khai những điều bất lợi cho mình và cần thiết nên có sự trợ giúp của luật sư; không nên nghĩ tới việc "chạy chọt", "lo lót" để mua lại sự yên tâm hay cảm giác an toàn vì việc đó là trái luật, là nhất thời, không giải quyết được gốc rễ vấn đề và rất "tốn kém" nữa!
Vài điều như vậy, mong giúp các bạn được một điều gì đó.
Nếu có các tình huống cụ thể, các bạn có thể inbox cho tôi qua hộp thư: ngoanhtuan.lawyer@gmail.com hoặc số điện thoại: 0983950999
ATN Law Firm
Số 23M2, khu đô thị Yên Hoà, đường Trần Kim Xuyến, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Trưởng Văn phòng
Luật sư Ngô Anh Tuấn

No comments: