Viễn
Rõ ràng, ý tưởng của những người tổ chức ở đây đó là thúc đẩy vấn đề hòa hợp dân tộc, trước hết là thông qua lĩnh vực văn học. Một hội nghị mở rộng có tất cả các nhà văn trong và ngoài nước tham gia sẽ kéo các nhà văn hải ngoại về gần với quê hương,đất nước hơn, gắn bó với quê hương, đất nước hơn và cùng chung tay với các nhà văn trong nước thúc đẩy lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của đất nước phát triển. Đây cũng là một tiền đề quan trọng để thúc đẩy vấn đề hòa hợp dân tộc trên nhiều lĩnh vực khác, để người Việt trong và ngoài nước hiểu nhau hơn, gần nhau hơn, cùng chung tay phấn đấu xây dựng một quê hương, đất nước Việt Nam giàu đẹp.
Ý tưởng tốt đẹp của những người tổ chức là thế nhưng ngay lập tức đã bị một số nhà “dân chủ” Việt xuyên tạc, đơm đặt đủ điều. Điển hình là nhà “dân chủ” Phạm Chí Dũng đã có bài viết tựa đề “Đảng phải tìm hòa hợp dân tộc về văn học” đăng trên trang của đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA xuyên tạc chủ trương này.
Theo Phạm Chí Dũng thì chủ trương này là một sự chỉ đạo của Đảng nhằm thông qua đó “lấy lòng kiều bảo hải ngoại” để “thu hút lượng kiều hối” về nước để tháo gỡ nền kinh tế đang khó khăn.
Phạm Chí Dũng viết:
“Nếu kế hoạch này thành công dù chỉ ở một mức độ khiêm tốn, đảng sẽ được tiếng “mở rộng vòng tay khoan hồng” trong mắt cộng đồng người Việt hải ngoại. Tiếng vang dù nhỏ nhoi ấy sẽ có thể khiến một số “kiều bào ta” tiếp thêm “đạn” cho nền kinh tế và qua đó là chế độ trong nước bằng con đường kiều hối về Việt Nam.”
Rõ ràng đây là một sự xuyên tạc của Phạm Chí Dũng đối với một chủ trương tốt đẹp đầy tính nhân bản của Hội nhà văn Việt Nam. Như đã nói, chủ trương mời các nhà văn hải ngoại về dự hội nghị hòa hợp dân tộc là một kênh để qua đó tạo thêm sự gắn bó mật thiết giữa cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với nhân dân trong nước, trước hết là trên lĩnh vực văn học để thúc đẩy lĩnh vực này phát triển.
Người Việt ở đâu cũng là người Việt và họ đều mong muốn gắn bố cống hiến cho quê hương đất nước. Những hội nghị như thế này là diễn đàn quan trọng để họ hướng về quê hương, để họ nói lên tâm tư nguyện vọng ý kiến của mình để cùng giúp đất nước phát triển. Có thể nói đây là ý tưởng tốt giống như tinh thần của Nghị quyết 36 của Đảng đối với người Việt Nam ở nước ngoài, khẳng định rõ một điều đất nước luôn giang rộng vòng tay chào đón mọi người con đất Việt trở về.
Với tinh thần cao cả như thế, tại sao Phạm Chí Dũng lại có thể ngoằng sang câu chuyện kinh tế, xuyên tạc như đây là một thủ đoạn của Đảng để thu hút kiều hối.
Tệ hại hơn, Phạm Chí Dũng còn nêu quan điểm rằng, muốn hòa hơp thật sự, trước hết Đảng phải hòa hợp, hòa giải với giới “bất đồng chính kiến” trong nước hay nói cách khác là những nhà “dân chủ” như Phạm Chí Dũng.
Đến đây thì Phạm Chí Dũng đã lòi đuôi cáo. Đòi Đảng hòa giải với “giới dân chủ” trong nước chẳng khác nào bảo Đảng đi công nhận và hòa giải với mấy phần tử chống đối chính quyền, vi phạm pháp luật, qua đó tạo nên vị thế cho số này.
Tóm lại là, với những nhà “dân chủ” như Phạm Chí Dũng thì dù chủ trương, chính sách nào tốt đẹp đến đâu thì dưới mắt họ họ đều có thể bóp méo, xuyên tạc được bởi đó là bản chất của họ.
No comments:
Post a Comment