Hà Bắc
Đối với các “chuyên gia Facebook” thì trong những ngày qua, mạng xã hội này đang mang tới cho nhiều người cảm giác thích thú với ứng dụng có tên gọi là Pitu. Đây là ứng dụng giúp người dùng hóa trang thành những nhân vật nổi tiếng trong bộ phim Tam quốc diễn nghĩa. Chỉ cần chụp một bức hình selfie, Pitu sẽ làm các công việc còn lại khi biến chủ nhân thành các nhân vật như ý muốn. Và hầu hết những gương mặt mới này đều tạo cho người chơi cảm giác thích thú khi thấy bản thân mình trông rất khác lạ và có phần đặc biệt với vẻ ngoài bồng bềnh, lãng tử với các cánh mày râu và như kiều nữ trong các bộ phim kiếm hiệp nổi tiếng của Trung Quốc - nét nghệ thuật pha màu hoài cổ. Từ đó người dừng ứng dụng có thể chia sẻ những hình ảnh độc đáo, khác lạ của bản thân với bạn bè và những người quen khác. Một trong những hiệu ứng theo số đông nữa tại Việt Nam kiểu như Pokémon go một thời.
Tuy nhiên, nếu để ý thật kĩ càng chúng ta mới thấy có những điểm rất khó hiểu của ứng dụng này. Đó là ứng dụng đòi hỏi truy cập quá nhiều thông tin không cần thiết. Khi cài thử qua Play Store, ngoài camera, phần mềm đòi truy xuất thông tin cả về vị trí địa lý, lịch sử ứng dụng, trình duyệt, bookmark, số điện thoại, ID máy... Câu hỏi đặt ra là chỉ chỉnh sửa ảnh thôi có cần thiết phải cung cấp quá nhiều những thông tin không liên quan đến ảnh như vậy hay không? Đó là một câu hỏi mà với suy nghĩ thông thường chúng ta cũng có thể thấy ngay điểm đáng nghi. Có lẽ khi sống trong xã hội nhanh và công nghệ số hóa như hiện nay thì việc chúng ta cần và nên, thậm chí là phải có kỹ năng căn bản với những vấn đề diễn ra trên không gian mạng cần trở thành bản năng của mỗi người. Quay trở lại trò chơi này thì có thể thấy, có điều gì đó rất bất thường khi mà có quá nhiều những thông tin mà người chơi phải cung cấp. Mà chúng ta đã biết, thông tin cá nhân khi mà bị đối tượng xấu khai thác và sử dụng vào mục đích xấu thì hậu quả thật khó lường. Trong lịch sử đặc biệt thời gian gần đây đã xảy ra rất nhiều vụ việc từ lấy thông tin cá nhân, số điện thoại để tiến hành nhắn tin cho người thân để chiếm đoạt tài sản, đe dọa tống tiền hoặc trộm cắp trên hệ thống tín dụng cá nhân, vv… có rất nhiều điểm cần phải lưu tâm mà chúng ta đặc biệt cần chú ý. Sâu xa hơn vể mặt an ninh, quốc phòng thậm chí trong lịch sử đã từng có sự việc các nước sử dụng số liệu điều tra dân số qua những câu hỏi, trò chơi trắc nghiệm trên mạng để nghiên cứu đánh giá những vấn đề như vị trí trọng yếu quốc gia, vị trí bảo mật và dân trí cùng nhiều yếu tố về văn hóa khác nữa nhằm vào mục đích đánh chiếm, xâm lấn khi nổ ra sẽ nhanh chóng và dễ dàng chiếm lấy mục tiêu vì đã hiểu kĩ càng, rõ ràng về mục tiêu đó. Hoặc vì các mục đích khác sâu hơn nhằm đem lại lợi ích cho một bên nào đó.
Vậy nên, theo Jonathan Zdziarski, một chuyên gia pháp lý và bảo mật số, còn phát hiện ra rằng, bên trong Meitu trên iOS có chứa "những đoạn mã phức tạp và đáng ngờ", làm nhiệm vụ kiểm tra điện thoại một cách âm thầm, trong đó có nhận dạng thiết bị đã jailbreak hay chưa, số thuê bao di động, nhà mạng… Đây là một trong những nghi vấn từ phía chuyên gia thông tin, bảo mật và nó cũng là lời cảnh tỉnh đối với những ai đang sử dụng phần mềm này. Sử dụng nó và cần hết sức thận trọng bởi sự lợi bất cập hại của một phần mềm mà chứa đựng quá nhiều điểm đáng nghi ngờ như thế.
Do đó, từ bài viết này, tác giả mong mọi người hãy thực cảnh giác với những phần mềm kiểu Pitu như thế này cùng những cái tương tự. Đồng thời nên cân nhắc, thận trọng trước khi dùng nó. Để nhằm mục đích làm sao mọi thứ trước mắt là liên quan đến bản thân được bảo toàn một cách an toàn nhất đối với chúng ta và những người thân nữa. Chúng ta đang sống, lao động, học tập và làm việc trong môi trường công nghệ số, thế giới phẳng với rất nhiều nguy cơ kiểu bong bóng nước, do vậy, chúng ta cũng cần phải thận trọng với những âm mưu và thủ đoạn của kiểu “thế giới số hiện đại nhưng rất khó lường” này./.
No comments:
Post a Comment