Hoàng Đan
Theo
ông Cuông, hiện nay tham nhũng là hoạt động ngầm, lẫn lộn giữa tình cảm
cá nhân với hối lộ... do đó, việc bảo người dân phát hiện rồi tố giác
qua đường dây nóng khó khả thi.
Người dân làm sao biết được hoạt động tham nhũng
Để
phản ánh, tố cáo các hành vi tham nhũng, tặng quà Tết trái quy định,
Cục Phòng chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) đã tiếp tục mở các
đường dây nóng theo các số điện thoại: 080.48228, 0902.386.999 và
0125.698.6688.
Thông
qua các đường dây nóng này, người dân có thể phản ánh thông tin liên
quan đến các hành vi tham nhũng nói chung, đặc biệt trong dịp cuối năm
là những hành vi như tặng quà trái quy định, sử dụng xe công trái quy
định, “mãi lộ”…
Để
có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi
với ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa.
PV:
Cá nhân ông có suy nghĩ như thế nào trước việc Cục Phòng chống tham
nhũng (Thanh tra Chính phủ) đã tiếp tục lập đường dây nóng trong dịp Tết
năm nay?
Ông
Lê Văn Cuông: Theo tôi, việc lập đường dây nóng này là chủ trương của
Thanh tra Chính phủ và đó là điều tốt với mong muốn tiếp nhận các thông
tin của nhân dân phản ánh, rồi có phương pháp giải quyết..
Đây là điểm mới và đáng hoan nghênh nhưng còn hiệu quả như thế nào thì phải chờ, chứ tôi cũng không dám nói trước vấn đề này.
Bởi
còn phụ thuộc vào việc thực thi nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ hay
nói cách khác là có đường dây nóng rồi thì việc tiếp nhận, xử lý như thế
nào còn ở phía trước.
Tôi
hy vọng đây không phải hình thức, công bố ra để thể hiện vai trò, trách
nhiệm, cầu thị của mình nhưng khi thực thi không đạt được kết quả, "đầu
voi đuôi chuột". Vì khi đó nó sẽ trở thành phản cảm.
Tôi
mong nói đi đôi với làm và phải chứng minh được chủ trương đó đúng đắn,
hợp lòng dân, có hiệu quả thiết thực, gây được lòng tin trong nhân dân.
PV:
Lãnh đạo Cục Phòng chống tham nhũng cho biết, đến nay việc mở đường dây
nóng như nêu trên thu được nhiều kết quả tốt, riêng trong dịp Tết
nguyên đán năm ngoái đã thu được trên 60 nguồn tin và đã phân loại xử lý
đúng quy định.
Cá nhân ông có thấy tin tưởng vào việc đường dây nóng này sẽ vạch mặt được tham nhũng?
Ông
Lê Văn Cuông: Nói thực, thực trạng tham nhũng như hiện nay là hoạt động
ngầm, lẫn lộn giữa tình cảm cá nhân với hối lộ để trục lợi... mà bảo
người dân phát hiện rồi bằng đường dây nóng báo với thanh tra thì tôi
cho rằng, nó khó khả thi, không hiệu quả.
Bởi
vì, người dân làm sao biết được hoạt động tham nhũng. Ngày trước, người
ta khuân gạo, thịt, tặng phẩm, tay xách, nách mang đến còn có thể nhìn
thấy để chụp ảnh, quay phim hay chứng kiến.
Bây
giờ người ta xách cặp có bao nhiêu tiền, bỏ phong bì vào áo trong,
xuống xe, đi người không vào, rồi đến phòng đóng cửa lại thì làm sao
người dân phát hiện và báo được.
Nếu có thì cũng rất ít và không đáng kể so với nạn chúc Tết rầm rộ, phổ biến như lâu nay.
Tôi cũng không biết là Tết này Thanh tra Chính phủ sẽ tiếp nhận được bao nhiêu đối tượng và khối lượng tiếp nhận sẽ như thế nào.
Còn
cả nước có biết bao nhiêu quan chức, biết bao nhiêu đối tượng, cơ quan
đi chúc Tết rầm rập mà năm ngoái chỉ thu được 60 nguồn tin thì chỉ như
muối bỏ biển, đó là, chưa nói bản chất cụ thể của các thông tin này như
thế nào.
Hiện giờ, theo tôi thì hãy chờ đến sau Tết xem hiệu quả thực sự của đường dây nóng này đến đâu, giải quyết được vấn đề gì.
PV:
Có một câu chuyện được dư luận quan tâm trong những ngày qua, đó là
việc cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều cho biết trong quá trình tự kiểm
tra đã không phát hiện tham nhũng. Ông có bình luận gì về điều này?
Ông
Lê Văn Cuông: Thời gian qua, các quy định của pháp luật, bộ máy phòng
chống tham nhũng từ Trung ương đến địa phương đã được thành lập, hoàn
thiện, nhưng hai địa phương lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cả năm lại
không phát hiện ra vụ tham nhũng nào.
Việc
này, tôi nói thẳng là người dân không tin bởi thực trạng tham nhũng
diễn ra rất nghiêm trọng ở nhiều cấp, nhiều nơi, nhiều lĩnh vực.
Tại
sao hai địa phương lớn như vậy lại không phát hiện ra vụ tham nhũng
nào, mặc dù, thanh tra, kiểm tra hàng chục nghìn vụ. Rõ ràng giữa thực
tế diễn ra và đánh giá của các cơ quan, địa phương có sự vênh nhau.
Ở đây, cần tìm hiểu bản chất xem tại sao lại có hiện tượng như vậy và báo cáo của cơ quan Nhà nước là đúng hay dư luận đúng.
Từ
đó, mới thấy được hiệu quả quản lý của cơ quan phòng chống tham nhũng
tại sao có kết quả thấp như thế, để rồi tìm ra nguyên nhân, trách nhiệm
và đề ra giải pháp tích cực hơn.
Cần một thiết chế đủ mạnh, độc lập
PV:
Thực tế Đảng ta đã xác định "quốc nạn" tham nhũng đã và đang là vấn đề
nhức nhối, gây nguy hại đến đất nước, đồng thời thủ đoạn thực hiện hành
vi này ngày càng tinh vi hơn. Ông có đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Ông
Lê Văn Cuông: Đúng như vậy, vấn đề tham nhũng đã được nói rất nhiều, ở
nhiều nơi nhưng công tác đấu tranh, phòng chống vẫn chưa tạo được chuyển
biến rõ nét và đang gây bức xúc trong dư luận, mất niềm tin của cử tri.
Các
báo cáo của Chính phủ trong kỳ họp Quốc hội vừa qua cũng chỉ rõ tình
trạng tham nhũng đang có những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp.
Ngoài hối lộ trực tiếp thì họ còn hối lộ, tham nhũng bằng nhiều cách khác nhau, bằng những hiện vật, đất đai, phương tiện...
Vào
dịp Tết này, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương đều ra
các văn bản yêu cầu không được đi chúc Tết, không được sử dụng ngân sách
là quà biếu... Tức là có các văn bản để nhắc nhở, ngăn chặn.
Nhưng
thực tế thì người ta có đến 1.001 cách để biến tướng ngân sách Nhà nước
thành quà biếu và các cách thức sử dụng quà biếu cũng muôn hình vạn
trạng, ngày càng nở rộ, phát triển chứ không giảm được.
Không
những thế, văn bản cấp trên ra cấm, nhưng cấp dưới đến biếu quà thì lại
vẫn nhận và hoạt động này diễn ra hoàn toàn âm thầm, ngầm. Dù không có
chứng cứ cụ thể nhưng ai cũng biết điều này.
Chưa
kể hiện nay, ranh giới giữa tình cảm và việc lợi dụng để hối lộ, trả
ơn, đổi chác, chạy chọt còn lẫn lộn, không rõ ràng minh bạch. Từ đó, lợi
dụng vào dịp Tết này, người ta đến với nhau càng rầm rộ.
Có những trường hợp, hàng đoàn xe, người xếp đuôi nhau để vào phòng lãnh đạo, trao phong bì, chúc tụng, chúc Tết nhanh...
PV:
Với thực trạng tham nhũng đang diễn ra như vậy, cá nhân ông, có hiến kế
gì để có thể giúp các cơ quan chức năng chống "quốc nạn" này trong dịp
Tết?
Ông
Lê Văn Cuông: Biện pháp ngăn chặn ở đây thì người ta thường đề cao đến
trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực sự gương mẫu, dũng cảm
tránh tham ô, tham nhũng, hối lộ.
Nếu
người đứng đầu cương quyết, gương mẫu, có biện pháp thì sẽ giúp ngăn
chặn được cấp dưới của mình có những hành vi hối lộ, biếu xén thì tôi
cho rằng, đây là vấn đề rất quan trọng và cần được tập trung thực hiện.
Còn
cá nhân tôi cũng đã từng đề xuất giải pháp là cần có thiết chế theo
dõi, giám sát từng hành vi, từng động thái, mối quan hệ của cán bộ lãnh
đạo các cấp, nhất là người đứng đầu ở các cơ quan, đơn vị.
Trong đó, đặc biệt là các cán bộ lãnh đạo ở các cơ quan quản lý chính quyền, cơ quan kinh tế...
Nếu
Nhà nước xây dựng được thiết chế này, với lực lượng tinh thông, để đi
sâu vào các đối tượng, mang tính độc lập, khách quan thì sẽ phát hiện,
xử lý, ngăn chặn dần được vấn nạn tham nhũng này.
VIỆN TRƯỞNG VIỆN NC LẬP PHÁP ĐBQH ĐINH XUÂN THẢO
Số
đường dây nóng là số để cho người dân thấy phát hiện những hiện tượng,
hành vi tham nhũng có thể gọi trực tiếp đến cung cấp thông tin một cách
kịp thời, nhanh chóng. Đây là điều tốt để thông tin đến được đúng người,
đúng chỗ để giải quyết. Ở đây, khi cung cấp thông tin thế này thì người
tiếp nhận và người gọi đều phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, trung
thực, khách quan rõ ràng, để khi có con người cụ thể, rõ ràng sẽ tránh
được cái nặc danh, giúp việc thẩm tra, xác minh nhanh chóng có kết quả.
No comments:
Post a Comment