Viễn
Liên quan đến câu chuyện tưởng niệm sự kiện Gạc Ma ngày 14/3 vừa qua, trang mạng RFA có bài viết: “Nhiều người bị đánh đập kiu tưởng niệm sự kiện Gạc Ma” với nội dung chính là vu cáo chính quyền Việt Nam cố tình cản trở người dân các địa phương tổ chức tưởng niệm sự kiện Gạc Ma, cản trở người dân thắp hương tưởng niệm sự kiện Gạc Ma, thậm chí là đánh đập người dân đi tưởng niệm.
Trước thông tin mà bài viết nêu ra, thấy có mấy điểm không đúng sự thực.
Thứ nhất, bài viết vu cáo chính quyền cố tình cản trở việc tưởng niệm sự kiện Gạc Ma. Điều này là không chính xác. Điển hình là trong cả nước vẫn có nhiều hoạt động tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma được diễn ra và được đăng tải công khai trên báo chí chính thống.
Ví dụ như trang Thông tin điện tử của Chính phủ đưa tin:
"Sáng 14/3, các cựu binh Trường Sa thuộc Trung đoàn E83 tham gia chiến dịch Chủ quyền 1988 (CQ88) tại Đà Nẵng, đã tổ chức lễ tưởng niệm 64 cán bộ chiến sĩ hi sinh ngày 14/3/1988 tại đảo Gạc Ma".
"Sau lễ tưởng niệm, các đồng chí đồng đội E83 tại Đà Nẵng đã tiến hành thả đèn, hoa tại cửa sông Hàn để ngưỡng vọng linh hồn 64 cán bộ chiến sĩ, đồng đội đồng chí đang nằm lại Gạc Ma".
Như vây là làm gì có ai cấm đoán chuyện thắp hưởng hưởng tiệm đâu, tại sao RFA không đưa thông tin này mà chỉ vu cáo xuyên tạc rằng, chính quyền cố tình ngăn cản.
Điểm thứ hai, những người trong bài viết mà RFA đề cập, lấy đó làm bằng chứng chứng minh người dân bị ngăn cản là ai, đó là những cái tên như Nguyễn Tường Thụy, Huỳnh Ngọc Chênh, Đặng Bích Phương, Dũng Phi Hổ, Đỗ Thanh Vân…Có một điểm chung ở đây là gì, đây hầu hết là các nhà “dân chủ” tức số đối tượng chống đối chính quyền, vi phạm pháp luật trong nước. Số này không thể gọi là đại diện cho nhân dân được. Chắc các lực lượng chức năng biết rõ số này kêu gọi tổ chức đi tưởng niệm chỉ là danh nghĩa còn thực chất luôn lợi dụng việc tưởng niệm để tiến hành các hoạt động chống phá chính quyền, gây rối trật tự nên mới giải tán số này đây mà. Còn nếu cứ đi tưởng niệm thuần túy, bình thường như các cụ cựu chiến binh ở trên thì có ai ngăn cấm đâu.
Thứ ba, RFA cho rằng, người đi tưởng niệm bị đánh là không chính xác. Hai người mà RFA đề cập là Dũng Phi Hổ và Đỗ Thanh Vân đâu có phải đi tưởng niệm. Hai người này đi tới phường Bách Khoa làm gì rồi gây gổ đánh nhau với nhóm nào ngoài đường chứ đâu có đi tưởng niệm. Thế nên RFA đưa tin vậy là thiếu chính xác.
Tóm lại, liên quan đến câu chuyện tưởng niệm sự kiện Gạc Ma, đề nghị các nhà đài như RFA cần đưa tin chính xác hơn.
No comments:
Post a Comment