Viễn
Cả làng “dân chủ” Việt đang thi nhau tán phát, chia sẻ về bức ảnh được cho là một công an đánh dân, mà đánh ở đây là đánh đập tàn nhẫn một người phụ nữ được cho là tay đã bị còng. Đi kèm với đó, đương nhiên không thể thiếu là những lời phân tích, bình luận về việc Công an Việt Nam dã man, tàn bạo, chà đạp nhân phẩm, vi phạm nhân quyền…. Và mục đích cuối cùng của việc làm này thì ai cũng có thể nhận ra, làm mất uy tín, bôi nhọ hình ảnh của lực lượng Công an trong mắt nhân dân, chia rẽ mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Công an với nhân dân, kích động dư luận lên tiếng phản đối về cái gọi là Công an vi phạm nhân quyền.
Trước bức ảnh trên cần phải thấy rằng nếu bức ảnh trên là thật, nếu đúng là có sự việc Công an đánh đâp dã man tàn bạo người phụ nữ trên thì cần phải có hình thức xử lý thích đáng với người Công an viên kia bởi pháp luật Việt Nam nghiêm cấm dùng nhục hình.
Tuy nhiên, khả năng này là rất thấp mà 99% khả năng bức ảnh trên lại là một sản phẩm của làng “dân chủ” Việt, sản phẩm của một trại vịt nào như trại vịt Thùy Trang Nguyễn nhằm phục vụ cho hoạt động tuyên truyền chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng chống Việt Nam mà cụ thể ở đây là nhằm vào lực lượng Công an. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi phân tích cụ thể về bức ảnh.
Điểm thứ nhất, cộng đồng mạng có quyền đặt câu hỏi: Nếu đúng sự thật có sự việc như trên tại sao người chụp không chụp luôn ảnh mặt của người Công an kia để tiện cho việc tố cáo và xử lý của các cơ quan chức năng. Bởi rõ ràng nếu đã chụp được ảnh người Công an kia đang đạp vào vai người phụ nữ (chắc là người Công an không biết việc chup ảnh) thì hoàn toàn có thể chụp luôn được mặt của người Công an đó. Đằng này bức ảnh lại chụp dường như cố tình tránh cái mặt của người mặc sắc phục Công an. Điều này đặt ra câu hỏi, phải chăng người chụp đã có chủ đích ngay từ đầu hay người Công an chỉ là một sản phẩm nào đó của công nghệ.
Điểm thứ hai, cộng đồng mạng cũng đặt câu hỏi: nếu đã chụp được ảnh Công an đạp vào người phụ nữ thì tại sao người chụp không quay luôn phim đi, từ đó tung lên mạng xã hội, thậm chí gửi đến các cơ quan chức năng để cho có bằng chứng thuyết phục. Đằng này lại chỉ có hai bức ảnh theo kiểu mập mờ, lấp ló như thế. Mà nếu xét về trình độ quay phim, chụp ảnh của các nhà “dân chủ” Việt thì phải nói là rất chuyên nghiệp vì thậm chí họ còn được tập huấn bởi các chuyên gia, tổ chức nước ngoài như Việt Tân, bao giờ họ đi đâu làm gì cũng sẵn có máy quay hoặc không thi quay bằng điện thoại. Thế nên với trường hợp này, nếu đúng có sự việc CÔng an đánh đập dã man người phụ nữ thì quả là một bằng chứng không thể tốt hơn về việc Công an vi phạm nhân quyền để họ tố cáo, tại sao họ không quay phim.
Điểm thứ ba, những chi tiết trong bức ảnh này quá vô lý nếu so với thực tiễn. Đầu tiên phải kể tới là hình ảnh ly quần của người Công an phẳng lì trong khi đây là một cú đạp rất mạnh (nếu theo mô tả của bức ảnh), theo lẽ thông thường nó phải có vài nếp nhăn hoặc gấp khúc chứ. Điểm thứ hai là các dấu vết của việc cắt ghép hình ảnh trong bức ảnh này khá rõ ràng. Điển hình như khi phóng đại hình ảnh lên thì hình ảnh đã lộ rõ đường viền hình ảnh dù đã được làm mờ nhưng vẫn để lại dấu vết khá rõ của thủ thuật cắt và làm mờ đường viền ảnh (như trong hình là đoạn ống quần và cổ chân của nhân vật Công an)
Điểm thứ tư, những sản phẩm giả tạo kiểu này xuất hiện trên mạng không phải là chuyện hiếm. Cách đây không lâu, dư luận cũng đã từng biết đến bức ảnh Công an ngồi trên lăng mộ liệt sĩ sau đó được phân tích là một trò cắt ghép. Hay cũng không thể quên là hình ảnh một người mặc sắc phục Công an cười tươi chụp ảnh bên cạnh một xác chết trôi mà trang Nhật ký yêu nước tung lên mạng, hóa ra là một hoạt cảnh trong một bộ phim mà người diễn viên này thủ vai Công an, chụp ảnh làm kỷ niệm tung lên mạng bị trang Nhật ký yêu nước ăn trộm. Gần đây nhất là vụ ghép ảnh cống xả thải của cảng Tiên Sa rồi cho rằng đó là miệng cống Fomosa… Những câu chuyện liên tiếp này chứng tỏ rằng việc cắt ghép, giả tạo hình ảnh đã trở thành một thủ đoạn quá phổ biến và quen thuộc của các nhà “dân chủ” Việt.
Thế nên có thể kết luận, bức ảnh Công an đánh đập người phụ nữ chỉ là một màn diễn tồi của các nhà dân chủ Việt trong các trai vịt nhằm bôi xấu hình ảnh của lực lượng Công an để chống Nhà nước Việt Nam.
No comments:
Post a Comment