2017/03/14

Kỳ 1: Vì sao Nhà nước, ngành công an suy tôn anh hùng Võ Thị Sáu?

Loa Phường

 Kết quả hình ảnh cho chị võ thị sáu
Nữ anh hùng Võ Thị Sáu
Nói đến chị Võ Thị Sáu, bất cứ người dân Việt Nam nào cũng nghĩ ngay đến âm hưởng, giai điệu thiết tha của bài hát “Biết Ơn Chị Võ Thị Sáu” với câu mở đầu đầy da diết “Mùa hoa Lê-ki-ma nở…”, tác giả là cố nhạc sỹ Nguyễn Đức Toàn... Không chỉ có nhiều bài hát, bài thơ về chị Võ Thị Sáu, bộ phim nổi tiếng “Người con gái đất đỏ” (1994) được xây dựng nguyên mẫu từ cuộc đời nữ anh hùng Võ Thị Sáu, một trong những đóng góp làm nên tên tuổi của đạo diễn Lê Dân. Bộ phim được xem như hình ảnh khắc họa vẻ đẹp, tính cách người phụ nữ Việt Nam qua phim ảnh. 

 Tất nhiên khi nhân vật, biểu tượng bước ra từ cuộc sống thực lên phim ảnh, bài hát, tác phẩm báo chí thì đã được nghệ thuật hóa lên rất nhiều để khắc họa, gửi gắm thông điệp vào đó. 
Còn sự thực về “Người con gái đất đỏ”  hoàn toàn có thật, những hành động dũng cảm của chị với chế độ thực dân Pháp đã khiến Pháp phải xử tử khi chị chưa đủ 18 tuổi và quyết tâm tử hình lén lút cho thấy, chúng không thể chấp nhận sự tồn tại của chị, dù trong nhà tù. Hồ sơ và nhân chứng từ cả 2 phía đều rất đầy đủ. Đó cũng là lý do vì sao ngành công an Vũng Tàu tuyên truyền về chiến công của chị trên chính quê hương chị, nhà báo và giới truyền hình, làm phim, nhà nghiên cứu đều tìm đến quê hương của chị, phỏng vấn các nhân chứng…. Đó là lý do người dân quê chị và ở nhà tù Côn Đảo xây đài tưởng niệm, lưu giữ Nhà tưởng niệm…để hàng ngày đến tưởng nhớ đến “cô Sáu”. Ngày giỗ của chị Võ Thị Sáu ở Côn Đảo là sự kiện lớn của người dân nơi đây… Các cụ nói, dân đã thờ ai thì cấm có sai, đã là sự thực thì không thể có sự dối trá nào vùi dập được.
Nghiên cứu tư liệu lịch sử và các phóng sự, bài báo về chị, xin trích dẫn một số nguồn như sau:
1. Trang thông tin điện tử huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với bài giới thiệu về chị Võ Thị Sáu trong mục Tiểu sử các Anh hùng LLVT với tiêu đề Tiểu sử và gương chiến đấu anh dũng của Anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu 
2. Trang web giới thiệu về địa điểm du lịch của Vũng Tàu, ghi nhận “Huyền thoại nữ anh hùng Võ Thị Sáu”. Công ty du lịch cũng có hẳn bài giới thiệu về “Mộ Anh Hùng Liệt Sỹ Võ Thị Sáu Ở Côn Đảo
3. Trang web giới thiệu anh hùng trẻ tuổi xứ dừa Vũng Tàu đăng bài “Những tấm gương anh hùng liệt sĩ của tuổi trẻ Việt Nam
4. Báo An ninh Thủ đô ghi lại chi tiết, đầy đủ nhất các chiến công của chị Võ Thị Sáu trong bài Võ Thị Sáu – Nữ đội viên công an xung phong sống mãi với quê hương
5. Báo Công an nhân dân có bài ghi lại quan niệm, tâm linh của người dân Côn Đảo, cai ngục Pháp  với chị Võ Thị Sáu qua bài Huyền thoại về co Sáu linh thiêng
6. Phóng viên báo Thanh Niên tìm về quê hương, phỏng vấn thân nhân, người dân địa phương, đồng đội của chị Võ Thị Sáu qua bài Ngôi nhà của người con gái anh hùng
…..
Các bài viết đều khai thác tư liệu từ ngành công an, từ nhân chứng là đồng đội của chị Sáu ở quê chị và nhà tù Côn Đảo, từ thân nhân, từ dân làng, từ cai ngục…cho thấy cả kho tư liệu chi tiết, phong phú, chân thực về chị Võ Thị Sáu. Có thể tóm lược qua vài nét sau:
- Chị Sáu sinh ra trong gia đình cách mạng, cha và các anh đều theo Việt Minh và là những người dìu dắt chị Sáu theo cách mạng.
Chị Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu có cha tên Võ Văn Hợi và mẹ tên là Nguyễn Thị Đậu, người ở xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Giống như các anh mình, chị đã tham gia vào các hoạt động bí mật ở địa phương. Mới 14 tuổi,chị đã đi theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng trốn lên ở trên chiến khu”.
“Ông Võ Văn Thiết, một trong những nhà cách mạng đầu tiên của vùng này đã giác ngộ ông Võ Văn Hợi. Ông Hợi cho anh Năm, người anh kề chị Sáu vào hẳn khu căn cứ hoạt động. Anh Năm giác ngộ cho Võ Thị Sáu.”
- Các “chiến công” của chị hoàn toàn xuất phát từ bảo vệ người thân của mình, từ căm thù kẻ ác ôn đang giày xéo, giết hại dân làng chị.

Trích “Võ Thị Sáu đã phát hiện kịp thời tên Sáu Thoại - nữ gián điệp làm chỉ điểm cho Pháp để báo cáo cho tổ chức xử lý. Tháng 7-1948, chị phát hiện tên Sớm là nhân viên công an xã đã phản bội, đang chỉ đường dẫn Pháp vào đánh úp căn cứ của Đội Công an xung phong. Nhờ thông tin báo cáo kịp thời Công an huyện và Đội Công an xung phong đã thoát khỏi nguy hiểm, bảo vệ được cách mạng.
Đội Công an Đất Đỏ được giao nhiệm vụ phá cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp (14-7-1948), do tỉnh trưởng Lê Thành Tường tổ chức tại Đất Đỏ. Để bảo vệ cuộc lễ, địch đã tăng cường lực lượng bảo vệ canh phòng, chăng dây thép gai quanh khu mít tinh, lập trạm gác các ngả đường về Đất Đỏ trước đó 3 ngày.
Võ Thị Sáu xin được trực tiếp đánh trận này. Chị nhận lựu đạn ém vào góc chợ sát khán đài từ nửa đêm. Buổi sáng hôm ấy, địch lùa đồng bào vào sân. Khi xe của Tỉnh trưởng vừa tới, chị Sáu tung lựu đạn về phía khán đài - nơi trống không có người để uy hiếp giải tán cuộc mít tinh.
Hai tổ công an xung phong chốt gần đấy đồng loạt nổ súng yểm trợ tạo áp lực giải tán cuộc mít tinh đồng thời hỗ trợ cho Sáu rút an toàn. Các cơ sở của ta được bố trí trong đoàn người mít tinh hô to: “Việt Minh tiến công” và hướng dẫn đồng bào giải tán. Sau chiến công này, chị Sáu được tổ chức tuyên dương khen ngợi và chị được giao nhiệm vụ diệt tề trừ gian.
Tên cai tổng Tòng là việt gian khét tiếng chống phá cách mạng, tổ chức cách mạng quyết định và giao cho Đội Công an xung phong trừ khử Tòng, Võ Thị Sáu được giao thực hiện nhiệm vụ này, sau khi đề xuất phương án và được được tổ chức đồng ý diệt tên Tòng ngay tại tổng hành dinh.
Một buổi sáng tháng 11- 1948, Võ Thị Sáu cải trang trà trộn cùng tốp người đi làm căn cước, mang theo trái lựu đạn “mãng cầu” nằm trong cơi đựng trầu. Giữa buổi, Võ Thị Sáu vào nhà làm việc của tên tổng cai Tòng, rút chốt lựu đạn ném thẳng vào mặt y và hô to: “Việt Minh tấn công” rồi kéo mấy chị em cùng chạy. Lựu đạn nổ, cai Tòng nằm quằn quại trong vũng máu nhưng không chết, đám hội tề và lính đồn khiếp vía không dám lùng sục như trước nữa.”
- Thái độ bình thản, kiên cường và hô vang khẩu hiệu trước khi chết cho thấy chị Sáu căm thù giặc cao độ, sẵn sàng chết vì quê hương
Trích “Ngày 23-1-1952, người tử tù nhỏ tuổi nhất ở Côn Đảo không cho kẻ thù bịt mắt, cất cao tiếng hát bài Tiến quân ca. Khi giặc nổ súng, Võ Thị Sáu thét lên: Đả đảo thực dân Pháp! Việt Nam độc lập muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm! Đó là 7 giờ sáng ngày 23-1-1952, Võ Thị Sáu chưa đầy hai mươi tuổi.”.
Trích  “ Tấm gương trung liệt, bất khuất của chị Sáu đã gây sự xúc động và cảm phục sâu sắc trong các tầng lớp tù chính trị, hình sự; binh lính, công chức cùng vợ con họ và nhân dân trên đảo. Ngay tối hôm sau, mộ chị Sáu đã được vun đắp ngay ngắn, đàng hoàng và một tấm bia đúc bằng xi măng dựng lên. Qua bao đời chúa ngục thời Pháp, Mỹ, mộ và bia của chị Sáu bị san phẳng, đập phá nhiều lần; nhưng chúng vừa đập phá hôm trước, hôm sau mộ bia lại được đắp, dựng lên nguyên như cũ. Trước mộ chị Sáu có một cây dương già cụt ngọn, hai cành chĩa về phía Bắc và Nam đã khô héo. Chị Sáu ngã xuống, cây dương phục sinh, cành Bắc tiếp tục ra lá đơm quả! Người dân Côn Đảo tin rằng chị Sáu đã hiển linh, nhà nhà đều lập am thờ chị, coi chị là Thần bản mệnh của mình.”
Xin trích “Ông Nguyễn Văn Huê, nguyên trinh sát công an quận Đất Đỏ cùng thời với chị Sáu kể: “Chúng tôi luôn cám ơn cô Sáu. Sau khi Sáu bị bắt, toàn căn cứ đã báo động, đề phòng trường hợp xấu nhất là Sáu sẽ khai ra căn cứ”. Căn cứ gồm các hầm bí mật và nhiều cán bộ nòng cốt, khi đó họ chỉ cách đồn Pháp chừng vài cây số.
Ông Huê bùi ngùi: “Một thời gian, không thấy địch càn quét và truy bắt được ai, chúng tôi hiểu Sáu không khai báo điều gì”. Tổ chức nhiều lần tìm thông tin nơi giam giữ chị Sáu để giúp chị thoát ra ngoài, nhưng địch liên tục thay đổi nơi giam giữ, đưa chị lên Sài Gòn rồi đưa ra Côn Đảo, việc giải cứu không thành.
Nhớ về người đồng đội của mình, ông Huê nói: “Sáu nhỏ bé, da ngăm đen, tính gan lì, sống giản dị. Sáu không nghĩ mình là người anh hùng. Chính kẻ thù tàn bạo phải thất bại trước lòng dũng cảm của Võ Thị Sáu, chính trong cuộc chiến đấu gian khổ mà Võ Thị Sáu trở thành nữ anh hùng”.”
Như vậy, để trở thành “đội viên công an xung phong Đất Đỏ”, cô bé Võ Thị Sáu  được thử thách qua 2 năm làm giao liên, mật hộ viên cho đơn vị công an xung phong Đất Đỏ, tức làm những việc đòi hỏi sự nhanh nhẹn, tố chất, thông minh và ý thức trách nhiệm cao. Chiến công khiến chị Sáu bị địch truy lùng bắt đó, có sự phối hợp thực hiện với “kịch bản” do công an Đất Đỏ thực hiện, có “nội gián” trong dân để tránh thiệt hại, có đồng đội yểm trợ và có thành tích là tiêu diệt tên cai tổng nổi tiếng ác ôn và phá được cuộc mít tinh tuyên truyền của Pháp, giết được nhiều kẻ thủ ác. Vậy liệu có khả năng những "đồng đội" của chị là Đội công an xung kích Đất Đỏ phối hợp hành động với "người tâm thần", đặt sinh mạng mình vào tạy chị?  Nếu chị Sáu “ném mìn giết hại dân chúng địa phương” như nhóm Văn Việt kia mô tả thì chắc chắc chị đã là “tội đồ” của dân chúng, và không bao giờ chính quyền, ngành công an có thể “biến” thành “chiến công” và dân chúng ở đó không dễ “chấp nhận”!?!

No comments: