Chiềng Chạ
Chưa đầy nửa tháng sau khi chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ thay cho người tiền nhiệm B. Obama, D. Trump đã khiến cho cả thế giới phải bất ngờ trước những quyết sách bất ngờ và đường đột của mình. Sắc lệnh cấm di dân của ông Trump được cho là bất ngờ và tác động sâu sắc nhất đến phần còn lại của thế giới. Và điều đáng nói, quyết định đầy táo bạo này của D. Trump đang khiến chính sách của nhiều liên minh, khu vực, các quốc gia liên quan và các tổ chức tôn giáo phải lo lắng và phát đi những thông điệp phản đối khác nhau.
Nội dung cốt lõi và cũng là nguyên cớ khiến Tổng thống D. Trump và đồng sự tiến tới bàn bạc, quyết định ban hành sắc lệnh xuất phát từ những lo ngại về vấn nạn khủng bố từ các nước Hồi giáo do di cư gây ra. Đây cũng là lí do khiến Nhà Trắng cân nhắc và ban hành lệnh cấm công dân 7 quốc gia có đa số dân theo đạo Hồi nhập cảnh Hoa Kỳ.
Trên thực tế, cũng như vấn đề nhập cư mà Liên minh Châu Âu EU đã phải từng đối mặt. Dù là một vấn đề dự báo sẽ gây nên nhiều hệ lụy, tuy nhiên, việc một số quốc gia trong EU phản đối và từ chối không cho công dân đến từ các vùng chiến sự nhập cư vào nước mình không ngăn được hay tác động xấu đến chính sách cho phép của quốc gia còn lại. Tương tự, dù có tác động nhưng ở phương diện từng quốc gia, thậm chí là các quốc gia có mối quan hệ mật thiết với Mỹ thì sắc lệnh cấm di dân chưa phải là mối lo lắng lớn nhất và nguy nan nhất! Việc chưa có một nguyên thủ quốc gia nào trên thế giới ra mặt phản đối chính sách này cho thấy rất rõ điều đó.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao của Vatican, Tổng Giám Mục Angelo Becciu (Nguồn: Internet).
Tuy nhiên, với tư cách là một tôn giáo có tính toàn cầu và có những chương trình/ chính sách liên quan đến nhiều quốc gia. Toà thánh Vatican có lí do để lên tiếng trước sắc lệnh này của Nhà Trắng. Đó cũng là lí do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao của Vatican, Tổng Giám Mục Angelo Becciu - nhân vật đứng hàng thứ ba trong hệ thống lãnh đạo của toà thánh đã lên tiếng khi được hãng tin Reuters. Theo đó, nhà lãnh đạo tôn giáo tỏ ra lo lắng về lệnh cấm di dân của tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Tổng Giám Mục Angelo Becciu nhắc lại cam kết của ông Trump xây bức tường dọc theo biên giới Hoa Kỳ và Mexico như một lực cản khác cùng với sắc lệnh cấm di dân của Nhà Trắng trong mối tương quan đến khả năng hội nhập của người tị nạn tại các quốc gia có nền văn hoá và tính chất xã hội khác nhau đã được Giáo Hoàng Francis khởi xướng và cố gắng thực hiện trong suốt thời gian qua.
Chính lí do này mà trong thời gian tranh cử giữa D. Trump và ứng cử viên Đảng Dân chủ H. Clinton, Giáo hoàng Francis đã công khai ủng hộ bà H. Clinton do những quan ngại sâu sắc nếu ông Trump lên nắm quyền tới những chính sách lớn của Tòa thánh. Giáo hoàng Francis đã phát biểu sau chuyến công du Mexico vào tháng 02/2016 như sau: "Ông Trump, ứng cử viên của đảng Cộng Hoà nay là tổng thống Hoa Kỳ về việc xây dựng bức tường biên giới, không phải của một Ky Tô hữu".
Ngoài Tổng Giám Mục Angelo Becciu, một số nhà lãnh đạo Công Giáo tại Hoa Kỳ đã lên tiếng chỉ trích sắc lệnh cấm di dân của ông Trump. Đức Hồng Y Blase Cupich của Chicago đã ví Sắc lệnh cấm di dân của D. Trump là "khoảnh khắc đen tối nhất của lịch sử Hoa Kỳ, và đi ngược với giá trị truyền thống của Hoa Kỳ, cũng như của giáo hội Công Giáo".
Rõ ràng, có thể thấy rất rõ một thực tế trước những nguy cơ đang hiện hữu trở nên sâu sắc hơn, Tòa thánh và các tổ chức trực thuộc có lí do để lo lắng. Vậy nhưng, xem chừng từng đó sự lên tiếng chưa thể lung lay được quyết định đã được D. Trump phát ra. Và không loại trừ, để tiếp tục duy trì những quyết sách lớn của mình, nhất là chính sách hội nhập của người tị nạn tại các quốc gia có nền văn hoá và tính chất xã hội khác nhau. Tòa thánh sẽ phải tìm hướng đi khác thay vì cố công thuyết phục D. Trump thay đổi và bãi bỏ sắc lệnh cấm di dân của mình.
Tòa thánh sẽ có những ngày tháng khó khăn sắp tới. Đó là điều được dự báo và hoàn toàn dễ hiểu!
No comments:
Post a Comment