2017/02/03

CÂU CHUYỆN VỀ CẶP BÁNH CHƯNG 700KG

Con đường phía trước

Từ trước đến nay, “uống nước nhớ nguồn” luôn là truyền thống quý báu của dân tộc, đặc biệt trong dịp Tết cổ truyền, khi mọi người có thời gian sum họp, đoàn tụ. Thể hiện truyền thống cao đẹp đó, ngày 2/2/2017, Hiệp hội Du lịch Nghệ An cùng hàng trăm người dân Nghệ An đã tổ chức Lễ dâng bánh chưng  với 2 chiếc bánh nặng tổng cộng 700kg tại khu mộ cụ bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên núi Đại Huệ, thuộc địa bàn xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, Nghệ An. Thiết nghĩ, đây là hoạt động đầy ý nghĩa trong dịp đầu năm mới, tuy nhiên, sau khi sự kiện này được tổ chức, các đối tượng phản động lại lợi dụng để tuyên truyền xuyên tạc, cho rằng đây là việc làm “lãng phí, mê muội, cuồng tín” “trong khi còn hàng nghìn người nghèo đang có một cái tết không ấm áp”. Vậy cách suy diễn của đám “rận chủ” như vậy có đúng không?

Trước hết, có thể khẳng định đây hoàn toàn là việc làm có ý nghĩa thiết thực. Trước hết, việc dâng bánh chưng đầu năm tri ân thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh đầu năm là nét đẹp văn hóa, có ý nghĩa giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn cho thế hệ trẻ. Người Việt chúng ta có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, để có được nước Việt Nam hòa bình, phát triển như hiện nay, chúng ta không thể quên được công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, cũng như công lao đấng sinh thành của Người, những người đã góp phần hình thành những phẩm chất thiên tài của Người. Thông qua hoạt động này, giới trẻ được giáo dục về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất. Mặt khác, đây cũng là hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, giá trị truyền thống của con người Việt Nam nói chung và người dân xứ Nghệ nói riêng. Bánh chưng, bánh dầy là những đặc sản của người dân nước Việt mà không nơi nào có được. Thông qua việc các nghệ nhân cùng tạo nên chiếc bánh chưng độc đáo này, chúng ta đã quảng bá hình ảnh truyền thống của Việt Nam trong con mắt bạn bè thế giới, giới thiệu về đặc sản cũng như truyền thống của người Việt Nam. Rõ ràng, đây là hành động đầy ý nghĩa, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực phát triển ngành du lịch trong những năm gần đây.

Vậy tạo ra cặp bánh chưng 700kg có lãng phí không? Nếu lấy từ nguồn ngân sách của địa phương thì thực sự là hành động lãng phí, trong khi được biết rằng tỉnh Nghệ An trong thời gian vừa qua đã phải xin Nhà nước gạo cứu đói cho người dân đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, nguồn kinh phí này hoàn toàn từ nguồn ngân sách xã hội hóa, do các công ty du lịch, lữ hành trong và ngoài tỉnh đóng góp hoàn toàn, không trích từ nguồn ngân sách Nhà nước. Và tổng giá trị của 2 cặp bánh trên là hơn 30 triệu đồng. 700 kg là to, tuy nhiên, nếu giành ra 30 triệu để phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh quê hương, con người xứ Nghệ là một con số rất nhỏ bé. Trên thế giới, để quảng bá hình ảnh của địa phương mình, rất nhiều các quốc gia đã tạo ra những kỷ lục “vô tiền khoáng hậu”: chiếc pizza dài 1,93 km, chiếc hamburger nặng gần 1 tấn,… (http://www.baomoi.com/viet-nam-co-banh-chung-700kg-the-gioi-co-nhung-banh-khung-co-nao-do-duoc/c/21453982.epi). Hơn nữa, sau phần lễ dâng bánh, ban tổ chức đã phát lộc cho mọi người cùng thưởng thức, không để lãng phí phần bánh đã làm.

Qua đây, hi vọng mỗi chúng ta nhìn thấy bản chất của câu chuyện cặp bánh chưng 700 kg cũng như bản chất suy diễn, xuyên tạc vấn đề của những nhà rận chủ - những kẻ phá hoại dưới bóng phản biện xã hội. 

No comments: