Nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Áo, nhà nước Việt Nam đề nghị muốn tặng thủ đô Viên của nước Áo một bức tượng bán thân chủ tịch Hồ Chí Minh, dự định được đặt trong công viên Donau. Chi phí xây dựng tượng đài ở công viên Donau sẽ do phía Việt Nam đảm nhận. Khi hoàn tất sẽ bàn giao cho giới hữu trách thành phố Viên quản lý, chăm sóc và bảo trì. Mặc dù đã được cấp giấy phép, nhưng trước những lý do khách quan, thành phố Viên đã rút lại quyết định, đình chỉ dự án này.
Tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh dự kiến xây dựng ở Áo |
Việc xây dựng tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh là công sức vận động ngoại giao của nhà nước cùng với sự ủng hộ nhiệt thành từ những người con đất Việt đang làm ăn xa quê hương. Bất cứ ai cũng đều biết đến công ơn của chủ tịch Hồ Chí Minh với dân tộc Việt Nam, luôn mong muốn sự hiện diện hình ảnh của Bác ở nơi đất khách quê người. Ông Marcus Strohmeier thành viên Hội đồng quản trị của hội Hữu nghị Áo-Việt đồng thời là đảng viên của đảng SPÖ (đảng Dân chủ Xã hội Áo) là người đi vận động hành lang (Lobby) để chính quyền thành phố Viên cấp giấy phép cho dự án.
Tuy nhiên, một số người Việt tị nạn chính trị sau năm 1975 hoặc tị nạn trong thời gian gần đây đã lên tiếng phản đối xây dựng tượng đài. Liên hội người Việt tị nạn tại CHLB Đức đã tổ chức thu chữ ký khắp nơi trên thế giới phản đối dự án này, đồng thời viết thư phản kháng gửi đến chính quyền Áo, các chính đảng và liên lạc với các hội đoàn người Việt ở Áo để kết hợp đấu tranh.
Ngoài việc viết thư phản đối, những thành phần cặn bã này còn dùng lời lẽ xỉ nhục Bác, bôi nhọ biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Tờ Kleine Zeitung, Christian Weniger viết: “Một điều không thể hiểu được là tại sao nước Áo lại cần lập đài tưởng niệm cho một nhà chính trị cộng sản nhiều thị phi, khi mà đất nước của ông ta không phải là mảnh đất phì nhiêu cho tự do và nhân quyền”.Tờ Die Presse, Erich Kocina viết: “Đài tưởng niệm cho một nhân vật lịch sử gây nhiều tranh cãi không dễ dàng thuyết phục được ai. Hồ Chí Minh, người đã kết thúc chế độ thực dân Pháp không phải người là có thanh danh tốt đẹp nhất. Nhà lãnh đạo Cộng sản, chết năm 1969, bị tố cáo là tra tấn và giết các đối thủ chính trị”.
Những lời lẽ này chỉ tồn tại trong một bộ phận rất nhỏ những kẻ mang tư tưởng hằn thù dân tộc, ích kỷ hẹp hòi, luôn mong muốn đất nước Việt Nam lụi bại, xóa xổ chế độ chính trị ở nước ta. Bộ phận người Việt tại nạn mang tư tưởng xấu này không nhiều, chủ yếu là con cháu của số lính Ngụy cũ chạy loạn sau khi chế độ Việt Nam cộng hòa thất bại.
Nhân cách và tri thức trong con người chủ tịch Hồ Chí Minh được cả thế giới thừa nhận và tôn sùng, đó thực sự là một vị anh hùng giải phóng dân tộc, được cả dân tộc Việt Nam kính trọng, biết ơn. Bác Hồ đã trở thành một vĩ nhân trong lịch sử nhân loại, được tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới. Việc xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh ở Áo thể hiện mối quan hệ ngoại giao, tình đoàn kết lâu dài giữa hai dân tộc, tuy khác về thể chế chính trị nhưng giống nhau về mục tiêu, lý tưởng.
Việc những kẻ mang dòng máu Việt ngoại lai tìm mọi cách để phá hoại cũng không thể ngăn cản sự hiện diện của Bác tại nhiều vùng đất trên thế giới. Việc xây dựng tượng đài Bác Hồ sẽ giúp kiều bào tưởng nhớ và với bớt nỗi nhớ quê hương, đất nước khi học tập, làm việc tại đất nước khác.
Công Lý
No comments:
Post a Comment