Chủ tịch Hồ Chí Minh, con người vĩ đại với tấm gương tư tưởng, đạo đức sáng ngời không chỉ tồn tại thẳm sâu trong tâm hồn người dân Việt Nam mà còn trong lòng người dân trên khắp thế giới. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng cơ bản nhất là ở con người Bác luôn toát lên vẻ thân thương, gần gũi, giản dị. Văn hóa, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh sáng ngời giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Nhà thơ Xô viết Osip Mandelstam từng nhận xét “Từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một nền văn hóa, không phải văn hóa châu Âu, mà có lẽ là nền văn hóa của tương lai”. Văn hóa của tương lai ở Nguyễn Ái Quốc là văn hóa sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người.
Bộ Ngoại giao đã xây dựng đề án “Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất ở nước ngoài” đã được Ban Bí thư thông qua. Từ đó, nhiều tượng đài, các khu tưởng niệm, bảo tàng, công viên, đường phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh được ra đời ở nhiều quốc gia. Năm 2017 là năm đặc biệt quan trọng đối với ngoại giao của Việt Nam, kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Áo - Việt (1/12/1972-1/12/2017). Nhân dịp này, đất nước Việt Nam chúng ta mong muốn tặng thủ đô Vien của Áo bức tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh, dự định đặt tại công viên Donau. Đây là một việc làm vô cùng ý nghĩa góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt và sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Tuy nhiên, việc xây dựng tượng đài Bác Hồ ở công viên Donau mới được xây dựng bản thảo thì lũ kền kền đã vội vào xâu xé, đưa ra những phân tích đi ngược lại những gì tốt đẹp mà lãnh đạo, nhân dân hai nước mong muốn. Trên trang anhbasam.wordpress.com viết như sau “Tổ chức Diễn đàn Việt Nam 21 ở Đức đã phát giác ra dự án này, lập tức viết thư phản đối gửi đến chính quyền thủ đô Viên của Áo và báo động cho đồng bào không những ở Đức mà khắp nơi trên thế giới. Trong thư gửi đến chính quyền thành phố Viên nhấn mạnh: “Chúng tôi chống xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh vì quan điểm rằng tệ sùng bái cá nhân, một dấu hiệu nhận diện ra độc tài, dành cho nhân vật chính trị và lịch sử mờ ám không phù hợp cho khung cảnh chính trị của xã hội dân chủ - tự do ở Áo”. Ngay cả tên Tiến sĩ Dương Hồng Ân cũng phát ngôn ra những câu nghe nghịch lỗ tai “Tôi cũng nói nhiều người ngoại quốc cho rằng Hồ Chí Minh là một người hùng của dân tộc nhưng thực sự không phải như vậy”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Ngay từ khi được chủ nghĩa Mác – Lênin soi sáng, tấm lòng của Người luôn hướng về nhân dân các dân tộc bị áp bức, chiến đấu không mệt mỏi vì hòa bình, độc lập, tự do, hành phúc. Người đã hết lòng xây dựng sự đoàn kết giữa các Đảng Cộng sản anh em trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng, không ngừng vun đắp quan hệ gắn bó, hữu nghị giữa các dân tộc Đông Dương, các nước láng giềng, công hiến xuất sắc cả về lý luận và thực tiễn cho phong trào cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một chiến sĩ lỗi lạc, kiên cường, trong sáng, suốt đời chiến đấu cho hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc và tiến bộ xã hội.
Thưa các nhà “dân chủ yêu nước vĩ đại”, Chủ tịch Hồ Chí Minh không muốn sùng bái cá nhân, không muốn mọi người viết sách và dựng tượng về mình. Nhưng tư tưởng của Bác vẫn luôn soi sáng chúng ta nên việc tôn vinh Bác là điều mà chúng ta nên làm. Việc xây dựng tượng đài Bác Hồ không chỉ ở Việt Nam mà còn được tiến hành trên 20 quốc gia thuộc Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Phi. Các khu di tích tưởng niệm, bảo tàng, công viên mang tên Bác cũng được xây dựng tại những địa bàn Bác từng sinh sống và hoạt động, chủ yếu ở Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Pháp.
Quảng trường Hồ Chí Minh – một cái tên rất đỗi quen thuộc với chúng ta và người dân Nga. Đến đây, chúng ta sẽ ấn tượng với bức tượng đài của Bác được dựng ngay giữa trung tâm của quảng trường rộng lớn. Bức chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh khắc nổi trên tấm đồng hình tròn khổng lồ, bên cạnh là những chàng trai đang trong tư thế chuẩn bị đứng lên và cây tre – hình ảnh thân thuộc đối với tất cả người dân Việt Nam, một nét đặc trưng và tiêu biêu cho lịch sử cũng như nên văn hóa của Việt Nam. Hay như tượng đài bằng đồng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng nổi bật giữa Công viên Hòa Bình cạnh Đại lộ 26, một trong những công viên đẹp nhất ở trung tâm Thủ đô La Havana. Công trình do kiến trúc sư Joel Diaz, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Cuba Việt Nam thiết kế, khánh thành vào năm 2003.
Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Moscow Nga (ảnh internet)
Việc xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước bạn có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, góp phần làm cho nhân dân thế giới hiều rõ hơn về tư tưởng, đạo đức nhân cách Chủ tịch Hồ Chí Minh. Về truyền thống nhân văn, bản chất hòa hiếu, tính chính nghĩa của các cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam cũng như tinh thần rộng mở, luôn mong muốn và sẵn sàng làm bạn với nhân dân các nước của dân tộc Việt Nam. Việc đề cao “Tư tưởng Hồ Chí Minh” để thế giới nhận rõ hơn nữa về những đóng góp to lớn của Hồ Chí Minh đối với tiến trình phát triển của nhân loại, hiểu rõ hơn về công cuộc đổi mới hiện nay và con đường mà nhân dân Việt Nam đã lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn./.
Minh Khôi
|
No comments:
Post a Comment