2017/01/13

CÓ PHẢI VIỆT NAM ĐỨNG ĐẦU ASEAN VỀ BỎ TÙ NGƯỜI CẦM BÚT?

Trong thời đại khoa học công nghệ bùng nổ như hiện nay, số lượng người sử dụng internet ngày càng tăng nhanh. Đi đôi với những hữu ích mà nó đem lại cho xã hội loài người nói chung, mỗi quốc gia nói riêng thì nó cũng có những mặt trái nhất định. Để quản lý xã hội và hạn chế những tác động tiêu cực mà người dùng internet có thể lợi dụng tiến hành các hoạt động xâm hại lợi ích của cá nhân, công động, các quốc gia đều đặt ra những quy định để cho phép sử dụng dịch vụ này hiệu quả, tuân thủ pháp luật.
CÓ PHẢI VIỆT NAM ĐỨNG ĐẦU ASEAN VỀ BỎ TÙ NGƯỜI CẦM BÚT?
Ở Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia có số người sử dụng internet xếp hạng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á, thứ 14 trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Việc sử dụng dịch vụ này được nhà nước quy định trong các văn bản pháp luật để bảo đảm quyền công dân, đồng thời đề ra các nghĩa vụ mà người sử dụng phải chấp hành. Tuy nhiên, đối với các thành phần dân chủ thì luôn cố tình không chịu nhận thức được nghĩa vụ mà chỉ biết đến quyền được sử dụng dịch vụ này. Vì vậy, chúng luôn luôn dùng internet là một công cụ để thực hiện các hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Thậm chí, trong số đó, có nhiều nhà dân chủ đã vi phạm với mức độ nghiêm trọng và bị xử lý về hình sự như: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thúy,  Nguyễn Ngọc Như Quỳnh , Hồ Văn Hải.
Những hành vi phạm tội đó luôn bị xã hội lên án, ấy thế mà đám dân chủ lại lợi dụng việc chính quyền xử lý các đối tượng đó để xuyên tạc, vu cáo chính quyền “bỏ tù người cầm bút”. Điều đó được thể hiện qua bài viết Việt Nam đứng đầu ASEAN về bỏ tù người cầm bút trên lều báo Bauxite Việt Nam. Đây có lẽ là một luận điệu quen thuộc mà đám dân chủ luôn sử dụng hòng xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.
Từ cái tiêu đề của bài viết đã hướng lái dư luận về tình trạng những nhà cầm bút ở Việt Nam thường bị bỏ tù. Với tiêu đề này, nó đã đặt ra một nỗi hoài nghi trong quần chúng nhân dân rằng chính quyền nhắm đến “người cầm bút” để mà vi phạm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận và quy chụp chính quyền bỏ tù những người đó một cách vô căn cứ. Cho đến nội dung của bài viết thể hiện sự xuyên tạc một cách trắng trợn “Những người cầm bút tại Việt Nam bị chế độ vu cho các tội danh từ “Tuyên truyền chống nhà nước…” đến “Hoạt động lật đổ”, thậm chí cả tội “Gây rối trật tự công cộng…” hoặc “Trốn thuế” nhằm biện minh cho việc bỏ tù người ta không ngoài mục đích bịt miệng họ.”
Như trên đã nói thì việc các nhà dân chủ đã lợi dụng internet để thực hiện các hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm. Vì vậy, việc xử lý đối với các đối tượng đó là điều hoàn toàn có cơ sở pháp lý và được sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân. Hơn nữa, xét ở khía cạnh “người cầm bút”, là những người có “khả năng” viết lách, có “khả năng phản biện” thì một điều dễ hiểu là họ sẽ phải nhận thức được, đi liền với quyền mà Hiến pháp ghi nhận đó là nghĩa vụ phải thực hiện chứ. Nhận thức được thế sao vẫn cố tình vi phạm thì việc xử lý là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Hơn nữa, những hành động của Việt Nam tiến hành xử lý các đối tượng cố tình lợi dụng internet để thực hiện hành vi phạm tội, đi ngược lại với lợi ích của đất nước, của dân tộc thì quốc gia nào cũng lên án và nó hoàn toàn phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế.
Vì vậy, cái luận điệu cho rằng “Việt Nam đứng đầu Asean về bỏ tù người cầm bút chẳng qua chỉ là luận điệu xuyên tạc mà thôi.
Công Mẫn

No comments: