2017/01/13

NGẮN CHỮ ĐỪNG CHƠI THÀNH NGỮ

Bịa đặt, xuyên tạc từ lâu đã trở thành ngón nghề quen thuộc của đám phản động rỗi mồm. Từ những sự kiện trọng đại, những vấn đề kinh tế xã hội trong nước, chúng múa bút thành những bệnh phẩm nhố nhăng. Mới đây, chán chuyện, chúng lại lôi cả tục ngữ, thành ngữ ra để làm đất diễn trò, không quên kèm theo những hình ảnh chế lố lăng, hỗn láo. Đấy là câu chuyện về câu thành ngữ “Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông”, đăng trên blog danlambao mới đây.


Câu thành ngữ này không quá xa lạ với mọi người, nhưng cũng không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa cũng như nguồn gốc của nó. Bệnh phẩm lần này của Lê Bá Vận tất nhiên cũng không quên làm một công việc “đàng hoàng” là cắt nghĩa. Hắn cũng chỉ ra câu tục ngữ này xuất phát từ một truyện cổ tích, kể về một người bị hàm oan rồi đầu thai trở lại, tự giải oan cho mình, khiến kẻ xấu bị trừng trị rồi sau đó trở về nhà, nhìn thấy con cháu mình đã được sinh ra và trưởng thành. Câu này còn ý nói Người đàn ông chỉ được lên chức cha khi đã có con và lên chức ông khi đã có cháu (xem thêm: http://www.baodanang.vn/channel/6059/201408/sinh-con-roi-moi-sinh-cha-2354008/).
Nhưng nếu chỉ làm mỗi một việc là cắt nghĩa cho mọi người hiểu thế thì đã không có chuyện để nói. Ngay sau khi kể câu chuyện cổ tích kia, Lê Bá Vận đã lập tức giờ trò gán ghép, xuyên tạc bỉ ổi. Hắn viết rằng: “Đó cũng là chuyện Hồ Chí Minh (Ất) và thủ hạ đã giết hại, cướp đoạt tài sản của 172,008 nạn nhân và 500.000 thân nhân trong chiến dịch đấu tố ruộng đất 1954-56 tại miền Bắc. Điển hình nạn nhân là bà Nguyễn Thị Năm (Giáp) đã giúp Việt Minh rất nhiều tiền bạc”. Không thể tưởng tượng nổi hắn ăn gì để có được cái trí tưởng tưng và cái lối móc nối ngang dọc quàng xiên như thế. Truyện cổ tích là sản phẩm của trí tuệ dân gian từ lâu đời, mang những ý nghĩa giáo dục sâu sắc về nhân cách đạo đức. Như câu chuyện này, là để khuyên con người ta sống ngay thẳng, chân thành với nhau, không tham lam, vụ lợi. Ấy thế mà Vận lại đi gán ghép với cải cách ruộng đất. Chưa nói đến cái cách đặt vấn đề đầy tính quy chụp, phản động (những vấn đề về cải cách ruộng đất đã được lịch sử và người dân đánh giá rất khách quan cả mặt được và chưa được rồi) thì bản thân cái việc mang truyện cổ tích này ra liên hệ với lịch sử cũng đã là quá ngớ ngẩn.
Sau đó, về ý nghĩa của câu thành ngữ “Người đàn ông chỉ được lên chức cha khi đã có con và lên chức ông khi đã có cháu”, bệnh phẩm này xoáy vào 2 việc: tên gọi “cha già dân tộc” của Bác Hồ và “nhà nước táo quân”, ý nói đến 3 vị trí lãnh đạo chủ chốt hiện nay. Nếu như ở nội dung trên, Lê Bá Vận phô diễn khả năng gán ghép phát sợ thì đến đây, hắn còn cho thấy mình thực sự là một kẻ không có não.
Thứ nhất, hắn nói Bác Hồ tự xưng là “cha già dân tộc”, rồi kể lể năm sinh của Bác là 1890 trong khi dân tộc đã có từ ngàn đời, thế gọi là “sinh con rồi mới sinh cha”. Có lẽ chỉ có hắn và những k cùng hội cùng thuyền với hắn mới nghĩ một cách ấu trĩ như vậy. Ai cũng biết “cha già dân tộc” là cách gọi yêu thương, kính trọng của nhân dân cả nước dành cho vị lãnh tụ kính yêu, người đã đưa đất nước thoát khỏi ách đô hộ thực dân, xác lập vị thế một quốc gia độc lập.
Thứ hai, Lê Bá Vận nhắm vào việc kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII thành lập Chính phủ mới, bảo đó là “cử giùm chính phủ mới cho Quốc hội nhiệm kỳ tới” và “Quốc hội sắp bầu chưa ra đời thì con đẻ (ý nói Chính phủ) đã có trước. Đáng tiếc cho hắn, đây lại không phải là một việc chưa từng có. Trước đây, tại Quốc hội khóa X, khi đồng chí Nông Đức Mạnh chuyển sang làm Tổng Bí thư, cuối nhiệm kỳ Quốc hội đã bầu đồng chí Nguyễn Văn An làm Chủ tịch Quốc hội. Tiếp đó, đến cuối nhiệm kỳ khóa XI khi đồng chí Nguyễn Văn An nghỉ hưu, Quốc hội cũng đã bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch Quốc hội. Khi Thủ tướng Phan Văn Khải nghỉ, Quốc hội cũng đã bầu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào cuối nhiệm kỳ khóa XI. 
Về việc Quốc hội kiện toàn nhân sự lãnh đạo Nhà nước ngay tại kỳ họp cuối cùng của khóa XIII mà không để sang kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIV, theo Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, “do nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt không tái cử BCH Trung ương; Bộ Chính trị đã phân công nhiệm vụ mới đối với một số Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Đến tháng 7/2016, Quốc hội khóa XIV mới họp phiên đầu tiên trong khi 2016 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng XII, nên cần kiện toàn chức danh để tạo tinh thần, khí thế mới thực hiện tốt năm đầu của nhiệm kỳ 5 năm”. Ngoài ra, vào thời điểm đó, các đồng chí đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng cũng đều có đơn từ nhiệm và được Quốc hội biểu quyết thông qua. Như vậy, việc kiện toàn nhân sự vào thời điểm đó được thực hiện đúng quy trình.
Thế mới nói, Lê Bá Vận đã ngắn chữ thì đừng đua đòi chơi thành ngữ./.

                                                        An khang

No comments: