2016/08/17

LÍ DO KHÔNG NÊN CHO ĐẠI HỌC FULBRIGHT HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM

* Đại học Fulbright ngày càng bộc lộ bản chất lừa bịp khi từ chối giảng chủ nghĩa Marx


Cuối cùng thì cái đuôi con cáo cũng đã lộ ra, mọi lý lẻ lưà bịp của Đại học Fulbright tự giới thiệu, là một Đại học kiểu mới, một mô hình Đại học phi lợi nhuận, độc lập, tự do về học thuật, sáng tạo trí thức, giúp sinh viên độc lập suy nghĩ đã bị sổ toẹt vì Đại học Fulbright từ chối đưa Chủ nghĩa Marx, tư tưởng Hồ Chí Minh vào chương trình giảng dạy của mình.
Chính giới Việt và những người đang mong chờ một mô hình đào tạo mới đã ba lần bị Fulbright cho leo dây. Lần thứ nhất ấy là chiếc bánh vẽ về nguồn tài chính để xây dựng và hoạt động Đại học Fulbright, hóa ra đấy là tiền mà chính phủ CHXHCNVN đành bỏ ra để trả nợ Mỹ thay cho chính quyền VNCH về các khoản vay trong chiến tranh. Lần thứ hai, khi mà Đại học Fulbright công bố trước mắt chỉ mở các khóa học về khoa học xã hội, chính sách công mà không có các khoa học công nghệ làm giới trẻ Việt thất vọng. Và lần này, họ từ chối đưa vào nội dung nghiên cứu về Marx và Hồ Chí Minh theo luật giáo dục Việt Nam. 

Nghiên cứu khoa học xã hội thì trước hết và quan trọng nhất là phải nghiên cứu các trường phái triết học, các hệ tư tưởng (những cái thuộc về thượng tầng kiến trúc) để nhận thấy tính ưu việt và hạn chế của chúng, từ đó mà khuyến khích tìm kiếm sáng tạo, ngăn ngừa sai lầm. Hiện tại, trong các trường đại học của Việt Nam có nghiên cứu,giới thiệu, giảng dạy các trường phái triết học phương Đông, phương Tây hà cớ gì Fulbright từ chối Marx. 

Học thuyết Marx ra đời đến nay đã hơn 1 thế kỷ. Từ đó đến nay, trong chương trình đào tạo của nhiều trường đại học phương Tây và cả ở Mỹ cũng có môn học về học thuyết Mác chứ đâu chỉ có ở Việt Nam. Trước năm 1975, môn học về Chủ nghĩa Mác đã được giảng dạy tại Đại học Văn khoa Saigon của Việt Nam Cộng hòa. Nước Đức, quê hương của Karl Marx dẫu không thực hành chủ nghĩa Marx nhưng Học thuyết của Mác vẫn được giảng dạy trong một số trường đại học cùng với một số học thuyết khác. 

Bấy nay, nhân sự sụp đổ của Liên Xô và ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, truyền thông phương Tây cứ ra rả về sự sụp đổ của một học thuyết mà lãng tránh sự thật rằng, học thuyết ấy đã lôi cuốn nửa phần trái đất đứng lên làm cách mạng đập tan tư bản bóc lột và thực dân. Kể cả ngày nay, không ít nước phương Tây vẫn ứng dụng các nguyên lý của Marx trong quản lý xã hội hiện đại theo hướng CNXH. Rất nhiều nhà khoa học và nhà triết học phương Tây đã nghiên cứu các nguyên tác của Karl Marx và đã công bố nhiều khám phá có giá trị thực tiễn quan trọng. Nhiều khái niệm triết học của Marx vẫn được dung phổ biến ở phương Tây như vấn đề chủ nghĩa tư bản thị trường. 

Mọi học thuyết đều do con người tạo ra. Nó thuộc về thượng tầng kiến trúc. Khi hạ tầng cơ sở đã thay đổi thì nó hoặc không còn tồn tại hoặc phải thay đổi để không trở thành vật cản đối với sự phát triển của xã hội. Những tư tưởng của Nho giáo, Khổng giáo không còn phù hợp với ngày nay cũng đang dần thay đổi, thích ứng. Thậm chí nhiều học thuyết tôn giáo cũng bị thách thức phải biến đổi, thích ứng qua cuộc phân chia dòng, phái trong lịch sử và ngày nay. 

Từ chối đưa học thuyết Marx, tư tưởng Hồ Chí Minh vào chương trình giảng dạy hóa ra Đại học Fulbright Viet Nam đã bất chấp cả luật pháp của Hoa Kỳ đòi hỏi Fulbright “Thiết lập một chính sách giáo dục tự do” và “Cấm kiểm duyệt các tư tưởng bất đồng hoặc quan điểm chỉ trích một cách xây dựng”.

Thế mới thấy tự do, dân chủ chỉ là ngôn từ đầu môi chót lưỡi của kẻ mạnh mà thôi.

No comments: