2016/08/30

Phần 1 - Một số vấn đề xung quanh việc khiếu kiện của một số người dân Cồn Dầu – Đà Nẵng

Biển Xanh


Kết quả hình ảnh cho dan cồn dầu đã nẵng khiếu kiện ở vườn hoa mai xuân thưởng

Suốt mấy tháng nay, vào giờ cao điểm buổi sáng, ngang qua khu vực vườn hoa Tây Hồ, đoạn ngã ba Hoàng Hoa Thám – Mai Xuân Thưởng, người dân thường xuyên bắt gặp hình ảnh một nhóm người đứng hô hét với những quần áo, băng rôn, khẩu hiệu... Được biết số người này là  dân khiếu kiện thuộc giáo xứ  Cồn Dầu – huyện Cẩm Lệ - Thành phố Đà Nẵng, đến đây khiếu kiện về đất đai.

Quanh nhóm người này có rất nhiều công an dân phòng, vừa tiếp cận giải thích, vừa phân luồng giao thông mà không xuể. Nút thắt ngã 2 Hoàng Hoa Thám và Mai Xuân Thưởng đã đông lại càng ùn tắc thêm. Tiếng còi xe inh ỏi, cộng thêm tiếng la ó của người dân tạo thành 1 cảnh hỗn loạn.
Việc khiếu kiện của người dân Đà Nẵng không biết đúng sai thế nào, nhưng chắc chắn số người dân Cồn Dầu nhận thức được vườn hoa Mai Xuân Thưởng không phải nơi tiếp nhận và giải quyết đơn thư, chẳng qua họ chỉ muốn tạo áp lực đối với các cơ quan Nhà nước bằng việc gây huyên náo, mất trật tự tại cổng Văn phòng Chính phủ. Nhìn cách thức họ đều đặn có mặt tại đây, căng, hô khẩu hiệu, rồi gây ách tắc giao thông, xô xát với lực lượng chức năng... cũng đủ thấy một phong cách khiếu kiện "bài bản và chuyên nghiệp".
Quay lại tìm hiểu vụ việc khiếu kiện ở Cồn Dầu, ta có thể hiểu như sau:
Năm 2010 chính quyền Thành phố Đà Nẵng phê duyệt và triển khai một số dự án trên địa bàn huyện Cẩm Lệ để xây dựng Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân và ra quyết định thu hồi, giải tỏa hơn 2.000 hộ dân, trong đó 420 hộ là giáo dân ở Cồn Dầu. Sau nhiều lần đối thoại về chính sách đền bù GPMB, đã có 358 hộ đồng thuận và giao đất. Còn lại 62 hộ không đồng ý và đã khiếu nại lên chính quyền trung ương. Họ khiếu kiện vì cho rằng việc thu hồi đất, giao đất; cưỡng chế thu hồi đất và việc bố trí đất tái định cư tại chỗ của chính quyền Đà Nẵng là trái với các quy định của pháp luật.
          Trên thực tế việc thu hồi để thực hiện dự án Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân được thực hiện theo điều Điều 34 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25-5-2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai về việc thu hồi đất để  thực hiện dự án phát triển kinh tế tại địa phương. UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 3581/QĐ-UBND ngày 5-5-2008 về việc thu hồi đất, giao đất cho Công ty Quản lý và Khai thác đất (nay là Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố) quản lý theo quy hoạch của UBND thành phố với diện tích là 4.100m2; Quyết định số 2810/QD-UBND ngày 15-4-2009 về việc điều chỉnh diện tích thu hồi đất từ 4.100m2 lên 4.372.841m2; Quyết định số 8242/QĐ-UBND ngày 20-9-2011 về việc thu hồi đất (do Công ty Quản lý và Khai thác đất quản lý), giao cho chủ đầu tư sử dụng để xây dựng Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân với diện tích 4.372.841m2.
Trên cơ sở quyết định thu hồi đất của UBND thành phố, UBND quận Cẩm Lệ đã ban hành các quyết định thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân có nhà, đất nằm trong ranh giới của dự án Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân căn cứ khoản 2, Điều 44 Luật Đất đai năm 2013.
Tuy nhiên, do người dân cố tình không chấp hành các quyết định thu hồi đất nên UBND quận Cẩm Lệ đã ra các quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với một số hộ dân theo quy định của pháp luật.
Liên quan đến việc khiếu kiện đòi hỏi bố trí tái định cư tại chỗ: Căn cứ vào quy định tại Điều 43 của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25-5-2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, UBND thành phố Đà Nẵng đã ra Quyết định số 5111/QĐ-UBND ngày 27-6-2008 phê duyệt phương án tái định cư tại chỗ cho các hộ thuộc diện thu hồi đất được bố trí tái định cư tại khu E và F, Khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ  với hạ tầng đồng bộ, đảm bảo đủ điều kiện cho người dân sử dụng tốt hơn.
Những cơ sở pháp lý nêu trên cho thấy, việc khiếu kiện kéo dài, vượt cấp của các hộ dân ở khu vực Cồn Dầu hiện nay là hoàn toàn không có cơ sở.
          Bất chấp những nỗ lực của chính quyền Thành phố Đà Nẵng trong việc tiếp xúc, gặp gỡ, đối thoại và giải thích pháp luật cho người dân, một số công dân giáo xứ Cồn Dầu, huyện Cẩm Lệ vẫn cố tình lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để kéo dài kiện tụng và có những hành vi gây mất trật tự, mỹ quan ở khu vực vườn hoa Mai Xuân Thưởng.
Khoản 1, 2 và 4 của Điều 5 của Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ  quy định một số biện pháp đảm bảo trật tự công cộng.
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Lợi dụng các quyền tự do dân chủ của công dân để thực hiện hoặc lôi kéo, kích động, mua chuộc, cưỡng ép người khác tập trung đông người nhằm gây rối trật tự công cộng hoặc để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.
2. Tập trung đông người trái với quy định của pháp luật ở lòng đường, vỉa hè, trước trụ sở cơ quan, tổ chức, tại khu vực đang diễn ra các hội nghị quốc tế, kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân hoặc các hoạt động chính trị quan trọng khác của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội hoặc nơi công cộng khác.
4. Gây cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, của cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội hoặc cản trở, chống người thi hành công vụ.
          Vậy hành vi vi phạm pháp luật của số công dân Cẩm Lệ liệu có chỉ đơn thuần vì các nội dung khiếu kiện hay còn có động cơ nào khác? Mời các bạn đón đọc bài tiếp theo.

No comments: