2016/08/31

TÒA TRỌNG TÀI THƯỜNG TRỰC (PCA): CƠ QUAN CÔNG LÝ HAY PHIÊN CHỢ BÁN NƯỚC?


Không ít nhân dân Việt Nam anh hùng đã tin rằng Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đang giúp họ thực thi công lý. Được truyền thông bơm thổi, niềm tin này dần phồng to tới mức người ta quên mất bên thắng kiện là Philippines, chứ không phải Việt Nam. Người ta cũng quên mất rằng dù thắng kiện, từ đó tới nay, Philippines vẫn chưa giành được thêm một miếng đảo nào. Cái họ giành được chỉ là nguy cơ chiến tranh, một cuộc chiến trên biển Đông mà Hoa Kỳ là bên có lợi duy nhất.

Còn một chuyện nữa mà truyền thông quên, hoặc đang cố tình ém nhẹm. Đó là bản chất của PCA. Trong thực tế, bất cứ ai đánh đồng phán quyết của PCA với công lý đều dốt chính trị và mù tịt về tổ chức này.

Thực ra tòa Trọng tài Thường trực (PCA) không phải là một tòa án, và không trực thuộc Liên Hiệp Quốc. Nó là một tổ chức liên chính phủ đặt tại Hà Lan. Nó không đại diện cho công lý và pháp luật, mà chỉ cung cấp một cơ chế trọng tài để giải quyết xung đột giữa các quốc gia thành viên, các tổ chức quốc tế và các bên tư nhân. Ra đời năm 1899, tổ chức này là một phiên chợ các đế quốc tư bản sở hữu nhiều hải quân và thuộc địa, như Hà Lan, mua bán ăn chia các vùng biển cướp được trên thế giới.

Từ đó đến nay, PCA chưa bao giờ tự nhận mình là một tòa án đại diện cho công lý và pháp luật. Trong thực tế, cụm từ “tòa trọng tài” không đồng nghĩa với tòa án, mà chỉ hàm ý rằng PCA đưa ra một cơ chế dựa trên nền tảng luật để thương lượng lợi ích giữa các quốc gia. Về bản chất, thương lượng lợi ích là mua bán và ăn chia. Nói cách khác, thực ra PCA là một phiên chợ bán nước.

Nếu nói rằng PCA có quyền phân định lãnh thổ của các quốc gia, ta sẽ phải thừa nhận rằng chủ quyền quốc gia do mua bán mà có, chứ không thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Còn nếu nói rằng chủ quyền quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm, ta sẽ phải thừa nhận rằng một tòa trọng tài của người ngoại quốc không hề có quyền phân định lãnh thổ của các quốc gia. Chỉ được chọn một trong hai tuyên bố này. Ai đặt cả hai tuyên bố trên đầu môi, hoặc kẻ đó không biết gì về chính trị, hoặc kẻ đó chuyên làm thứ chính trị dối trá.

Nếu Việt Nam và Trung Quốc công nhận rằng PCA có quyền phân định lãnh thổ cho mình, thì toàn bộ hiến pháp, truyền thống, văn hóa chính trị nền tảng và lòng tự tôn dân tộc của cả hai quốc gia này sẽ bị phủ nhận. Đó là lý do chính khiến cả hai nước từ chối tham dự các phiên xử của PCA. Philippines, một “quốc gia” không truyền thống, không bản sắc, được thành lập bởi người phương Tây, mang tên vị vua của đế quốc từng đô hộ mình và hiện diện trên bàn cờ như một tiền đồn quân sự của Mỹ, thì không gặp phải vấn đề này. Thêm vào đó, khác với Trung Quốc và Việt Nam, Philippines rất lệ thuộc vào trật tự tư bản toàn cầu, mà lâu nay giới tài phiệt ở các đế quốc hải quân như Hoa Kỳ vẫn nắm giữ.

Cần nhớ rằng ngay từ đầu, PCA đã được lập nên bởi các đế quốc tư bản phương Tây, để giúp các nước này chia chác các vùng biển và thuộc địa. Luật lệ, thủ tục và con người mà PCA sử dụng đều do đám hải tặc này thiết lập, chứ không phải do các cựu thuộc địa mà trật tự sống gắn chặt với đất liền như Trung Quốc và Việt Nam. Thêm vào đó, chớ quên nhiều chi tiết thú vị, như việc trụ sở PCA được xây bởi Dale Carnegie – một trùm tư bản Hoa Kỳ. Hoặc các trùm tư bản vừa rảnh vừa chí công vô tư, hoặc PCA chỉ là một sân chơi do họ thao túng.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện. Vì thế, ngay từ đầu, phiên tòa của PCA đã là buổi độc diễn của Philippines. Khi một tiền đồn quân sự Mỹ kiện một kẻ thù của Mỹ trên nền luật Mỹ trong một phòng xử được xây bởi tài phiệt Mỹ, thì sẽ không có nhiều khoảng trống cho công lý xen vào.

Vậy mà giới truyền thông đang ém nhẹm những vấn đề này đi, để lừa bạn rằng phán quyết của PCA đại diện cho công lý.

Vì sao họ làm như vậy?

Tự nghĩ đi.

No comments: