Ngày 16/12/2015 , Nguyễn Văn Đài lại một lần nữa bị bắt về tội mà y đã từng phạm phải 8 năm trước – tội tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trước khi bị bắt, Nguyễn Văn Đài là người cầm đầu nhóm “hội anh em dân chủ”, là thành viên tích cực cho “phong trào dân chủ quốc nội”, là đầu mối quan trọng của đám cờ vàng hải ngoại cũng như các tổ chức, nhà nước thiếu thiện chí với Việt Nam. Do vậy, ngay sau khi y bị bắt thì từ đám cờ vàng hải ngoại, đám dân chủ quốc nội đến các tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam đã “nhảy dựng” lên, vừa lên án, vu cáo chính quyền bắt người vô tội, bắt người bất đồng chính kiến, vừa hô hào kêu gọi nhà nước trả tự do cho Đài, kêu gọi các tổ chức quốc tế thiếu thiện chí can thiệp thả tự do cho Đài.
Chân dung bị can Nguyễn Văn Đài |
Đáp lại lời kêu gọi đó của đám dân chủ, đã có nhiều tổ chức lên tiếng phản đối việc chính quyền Việt Nam trong việc bắt giữ Đài. Ngày 24/8 vừa qua, UN. Human right. Asia (Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp quốc, Văn phòng Á Châu) cũng đã lên tiếng “quan ngại” cho Nguyễn Văn Đài vì tiếp tục bị tạm giam thêm 4 tháng để phục vụ việc điều tra, đồng thời kêu gọi “nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam thả ngay lập tức Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà (đồng bọn của Đài).
Nhưng rõ ràng, việc UN. Human right. Asia lên tiếng không dựa trên cơ sở pháp lý nào cả, những việc làm của chính quyền Việt Nam trong việc xử lý đối với Nguyễn Văn Đài đều có căn cứ pháp lý rất cụ thể.
Một là, Đài phạm tội theo quy định của pháp luật Việt Nam thì Đài phải bị xử lý để công lý được thực thi. Đối với việc UN. Human Right cho rằng các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia là mơ hồ là một sự sai lầm nghiêm trọng về nhận thức. An ninh quốc gia của bất kỳ quốc gia nào cũng đều là vấn đề đặc biệt quan trọng. Các quan hệ xã hội liên quan đến vấn đề này là những quan hệ xã hội có tầm quan trong bậc nhất trong sự tồn tại, phát triển và ổn định của một quốc gia. Để bảo vệ an ninh của quốc gia mình thì các nước trên thế giới đều ban hành các văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh nhóm quan hệ đặc biệt quan trọng này, trong đó có pháp luật hình sự. Vì vậy, khi mà các quan hệ xã hội này bị hành vi phạm tội xâm hại nếu không xử lý nghiêm minh thì pháp luật không được thực thi và an ninh quốc gia sẽ nguy hại. Như vậy, việc bắt, xử lý Nguyễn Văn Đài cũng như những đối tượng hoạt động phạm tội xâm phạm an ninh ninh quốc gia khác của Việt Nam là điều bình thường mà các quốc gia trên thế giới đều tiến hành.
Hai là, việc Cơ quan điều tra gia hạn tạm giam thêm 4 tháng đối với Đài là điều nằm trong khuôn khổ pháp luật quy định. Trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì thời hạn tạm giam đối với tội phạm mà Đài thực hiện có thể kéo dài đến 24 tháng. Vì vậy, các cơ quan tố tụng gia hạn để có thêm thời gian điều tra, làm rõ vụ án là điều cần thiết, đúng pháp luật.
Ba là, việc UN. Human Right. Asia cho rằng “việc biệt giam dài hạn có thể dễ gây ra hành vi tra tấn và tự chính nó là một hình thức đối xử tàn ác, vô nhân đạo hay còn có thể là tra tấn.”. Đây là một đánh giá vô căn cứ và mang tính suy diễn rất xằng bậy. Chưa có tài liệu nào khẳng định việc Nguyễn Văn Đài bị biệt giam cũng như bị tra tấn hay bị đối xử tàn ác, vô nhân đạo. Những đánh giá như thế này đã nhiều lần bị bẽ mặt. Bởi, các đối tượng bị tạm giam đều theo quy định của pháp luật về chế độ giam, giữ, chế độ ăn uống, sinh hoạt trong trại tạm giam. Điều này thể hiện ở việc các đối tượng “dân chủ” phạm tội sau một thời giam tạm giam để điều tra, khi ra tòa đều béo tốt, khỏe mạnh mà không hề có nửa lời kêu than về chế độ giam giữ. Mới đây, người bào chữa cho Anh Ba Sàm – Nguyễn Hữu Vinh cũng thông tin cho luật sư bào chưa là chế độ tạm giam tốt, sức khỏe và tinh thần đều tốt là một minh chứng cho điều đó.
Bốn là, việc UN. Human Right. Asia cáo buộc chính quyền không cho người nhà hay luật sư bào chữa chỉ là cái nhìn phiến diện mà thôi. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong thời gian tạm để điều tra, Nguyễn Văn Đài không được coi là có tội, không phải là phạm nhân do vậy chế độ tạm giam đối với Đài khác với chế độ đối với người đang chấp hành hình phạt tù (khoản 1 điều 31 Hiến pháp 2013, Điều 89 luật tố tụng hình sự).
Các chế độ này được quy định tại quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị địnhsố 89/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung và hợp nhất theo văn bản hợp nhất số 13 của Bộ công an ngày 7 tháng 4 năm 2014 (sau đây gọi là VBHN 13). Cụ thể theo khoản 2 Điều 22 VBHN 13, người bị tạm giữ, tạm giam có thể được gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác và do cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định. Như vậy, việc Đài có được gặp thân nhân trong thời gian này hay không thuộc về thẩm quyền quyết định của Cơ quan điều tra nhằm tránh ảnh hưởng đến quá trình và kết quả điều tra.
Hơn nữa, tội phạm mà Đài phạm thực hiện là tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia. Đối với tội phạm này, người bào chữa chỉ có thể tham gia tố tụng từ khi có kết luận điều tra, Khoản 1 Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự quy định “Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra”.
Với những phân tích trên cho thấy, cái nhìn của UN. Human Right. Asia hoàn toàn phiến diện và không thể tin tưởng được. Cái nhìn nhận, đánh giá đó giống như tự tát vào mặt mình khi tổ chức này lên tiếng bênh vực Nguyễn Văn Đài.
Thành Nam
No comments:
Post a Comment