2016/08/28

Cảnh giác với thông tin bịa đặt, thổi phồng

Loa Phường

Kết quả hình ảnh cho fake information
 Nằm trong phong trào cổ súy “thoát Trung” đối với các nước trong khu vực, tồn tại rất nhiều loại thông tin bịa đặt, hoặc có một phần đúng nhưng thổi phồng lên nhằm gây hoang mang cho người dân những nước xung quanh Trung Quốc. Việt Nam là nước cận kề, lại đang có xung đột, đấu tranh về chủ quyền là mục tiêu của hệ thống truyền thông phương Tây gieo rắc “nỗi kinh hoàng”, ác cảm về đất nước này không khác mấy so với vô khối thông tin bịa đặt về nước Triều Tiên nhằm gieo rắc “ác cảm” về chế độ chính trị, người dân Triều Tiên hiện nay.

 Vấn đề không nằm ở chỗ “thoát Trung” hay không, nhưng những thông tin bịa đặt, gieo rắc liên quan đến Trung Quốc sẽ gây hoang mang, lâu dần thành ám ảnh sẽ khiến con người hình thành “ác cảm”, tìm cách chống lại bất cứ thứ gì có liên quan đến Trung Quốc. Việt Nam lại là hàng xóm của anh khổng lồ, việc xử lý thông tin không còn “minh mẫn” sẽ biến ta không khác gì những con robot cho các thế lực chính trị trên thế giới tranh giành ảnh hưởng lợi dụng.
Chẳng hạn những thông tin bịa đặt về thảm sát Thiên An Môn của Trung Quốc lâu nay bất cứ người dân Việt nam nào đều dùng nó như cụm từ “mặc định” sự việc có thật để nói lên tính độc tài, phát xít của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng đến nay, sự thật mười mươi là sản phẩm bịa đặt, dựng chuyện của truyền thông phương Tây. Nhiều báo chí nghiêm túc của phương Tây đã bạch hóa, thừa nhận điều này, xin trích thông tin và nguồn từ liệu mà kiwipedia tổng hợp
Trong và sau sự kiện, truyền thông phương Tây cáo buộc chính phủ Trung Quốc đã sử dụng xe tăng và súng đạn để giết hại hàng loạt những người biểu tình. Ngược lại, chính phủ Trung Quốc phủ nhận những cáo buộc từ phương Tây, đồng thời cáo buộc phương Tây cố tình tung tin giả nhằm kích động người dân Trung Quốc lật đổ chính phủ và đẩy Trung Quốc vào nội chiến. Phải tới 25 năm sau mới dần xuất hiện những nghiên cứu và tài liệu mới để làm sáng tỏ sự kiện này. Năm 2012, Wikileaks đã tiết lộ một điện tín gửi về Mỹ của tòa đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh vào thời điểm vụ Thiên An Môn xảy ra, cho thấy quân lính Trung Quốc thực sự đã không nổ súng bắn người biểu tình. Đụng độ bạo lực thực sự đã xảy ra giữa người biểu tình và quân đội, nhưng chủ yếu bằng gậy gộc, dùi cui chứ không có vụ thảm sát nào diễn ra như truyền thống phương Tây mô tả.[5][6][7][8]
 Dù sự thật mười mươi như vậy, nhưng một số truyền thông Mỹ, phương Tây vẫn tiếp tục tung ra những tin kiểu như “rò rỉ” kiểu “Tài liệu tuyệt mật của CIA về vụ thảm sát Thiên An Môn 1989”, báo chí nhà ta vẫn cứ hồn nhiên dịch, phát tin không thẩm định, đối chiếu các nguồn tin khác



Gần đây, truyền thông phương Tây và mạng Internet đã xuất hiện lan truyền thông tin có dụng ý về việc Trung Quốc buôn bán nội tạng bằng cách bắt cóc, giết người Việt Nam. Không ai “thẩm định” sự việc này, có thể có thật, nhưng nó đã bị đẩy lên một cách cố ý, gây hoang mang cực điểm cho dân chúng Việt Nam. Một số kẻ không có ý đồ xấu về chính trị nhưng lừa đảo, câu view cũng ăn theo sự kiện này để kiểm like, sau đó sẽ bán facebook kiếm tiền, vô hình chung càng tiếp sức cho những tin tức bịa đặt ác ý thổi phồng lên, như dân mạng tố cáo facebook “Nguyễn Văn Khánh” dựng chuyện 3 em nhỏ bị chết vì đuối nước nhưng thành vụ án 3 em nhỏ bị lấy mất nội tạng và giúp chủ facebook ảo này có hàng chục ngàn like, cũng nhiều tin tức kiểu ma mị khác cũng có hơn 7 ngàn người theo dõi. Những kẻ lan truyền thông tin kiểu này, nếu bị phát giác sẽ bị pháp luật xử phạt hành chính kèm hình phạt tiền, thậm chí đi tù nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Không chỉ vậy, những thông tin kiểu gạo giả, trứng giả, thực phẩm bẩn, độc hại từ Trung Quốc đều đang được thổi phồng lên, khiến dư luận không biết đâu là thật, giả, đâu là nửa thật nửa giả, càng khiến sự hoang mang, lo sợ đẩy lên đến đỉnh điểm. Trong khi nói về thực phẩm bẩn, thì gà Mỹ đâu có kém gì, nhưng lại bị truyền thông “chìm xuồng” khi người dân chỉ còn biết gắn mọi thực phẩm bẩn phải duy nhất là từ Trung Quốc!
Chúng ta không chủ quan trước mọi tin tức, nhưng rất cần sự tỉnh táo, xử lý và phán xét thông tin đa chiều trước khi “đặt niềm tin” vào loại thông tin nào đó, đừng để các thế lực xấu về chính trị, kinh tế, thậm chí các thể loại tâm thần dẫn dắt chúng ta đi.

No comments: