Viễn
Mới đây,một nhóm có thể gọi là cán bộ lão thành và cả một số nhà “dân chủ” núp bóng trong đó vừa viết cái gọi là “Thư ngỏ đề nghị giảm án, trả tự do cho tù nhân nhân dịp Tết Nguyên đán”. Bức thư ngỏ này được gửi tới chủ tịch nước Trần Đại Quang, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, sau đó tán phát trên các trang mạng như Ba Sàm, Bauxite. Những người kí tên sọa thảo ra Thư ngỏ này bao gồm Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Huỳnh Kim Báu, Bùi Tiến An, Võ Văn Thôn, Trần Quốc Thuận, Hạ Đình Nguyên, Nguyễn Thanh Công, Cao Lập, Trần Văn Phong, Lữ Phương, Lê Tân, Thiều Thị Tân.
Xuyên suốt nội dung bức thư, những người soạn thảo ra bức “Thư ngỏ” cho rằng Tết đến xuân về là dịp mọi gia đình sum vầy, đoàn tụ, quây quần bên nhau. Do đó, nhân dịp tết Nguyên Đán, Nhà nước hãy nên tha tù và trả tự do cho những tù nhân đang ở trong trại giam.
Bức Thư viết:
“Tết cổ truyền đã cận kề. Đó là thời khắc thiêng liêng trong mối giao cảm giữa trời đất và con người từ năm cũ bước sang năm mới. Trong truyền thống đạo lý dân tộc, ngày Tết là ngày đoàn tụ, mà cao cả và thiết thực nhất là đoàn tụ gia đình. Trên hành trình của sự nghiệp và của cuộc mưu sinh thì trong tâm hồn Việt, hai tiếng “về quê” có sức lay động dữ dội, về bằng bước chân, về trong tâm tưởng.
Đó cũng chính là trải nghiệm thẳm sâu của chúng tôi, những cựu tù chính trị trước 1975. Chính vì vậy, chúng tôi càng cảm thông và chia sẻ nỗi đau với những người đang phải chia lìa với người thân yêu để chỉ có thể nhớ về gia đình qua chấn song nhà tù nghiệt ngã. Khi chọn cho mình một lẽ sống, chắc rằng họ đã hiểu, cũng có thể chưa thật rạch ròi, nhưng không thể không biết ra rằng dấn thân vô là phải chịu tù đày.”
Sẽ chẳng có gì đáng bàn nếu như đây là một lời đề nghị bình thường xuất phát từ tình thương đối với những tù nhân đang chịu cải tạo. Tuy nhiên, điều đáng nói là, mọi việc không dừng lại đơn giản như vậy. Sau những câu từ nghe vẻ đẹp đẽ đấy là những dòng chữ đầy sai lệch chứa đựng ý đồ đen tối của các những người soạn thảo.
Ý đồ đấy là gì, đó là xuyên tạc việc chính quyền giam giữ, xét xử đối với các đối tượng chống đối chính quyền, vi phạm pháp luật mà những người soạn thảo bức thư gọi là “bất đồng chính kiến” và đòi Nhà nước ta phải trả tự do cho số này.
Họ viết:
“Thế nhưng, nỗi chạnh lòng dẫn đến sự ray rứt mà Thư Ngỏ này nói lên trước hết lại là của chúng tôi, những cựu tù chính trị khi tự vấn lương tâm: liệu chúng ta có thể cứ việc an nhiên quây quần bên gia đình trong hương trầm lan tỏa từ ban thờ đến mâm cỗ Tết khi còn có những người bất đồng chính kiến đang bị tù oan uổng, nhìn cánh én báo Xuân về qua cánh cửa sắt lạnh lẽo. Họ cần được trả tự do vào dịp Tết dân tộc.”
Thật sự không hiểu tậi sao những người như ông Huỳnh Tấn Mẫm, Võ Văn Thôn lại có thể viết ra những dòng chữ không khác gì mấy luận điệu nhai đi nhai lại của các tổ chức, cá nhân thù địch Nhà nước Việt Nam ở nước ngoài: “Việt Nam có bất đồng chính kiến; giam giữ, xét xử nhiều nhà bất đồng chính kiến một cách oan sai”. Tôi biết chắc ý của những những người soạn thảo ra bức Thư ngỏ ở đây đó là những đối tượng chống đối chính quyền, vi phạm pháp luật như Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Anh Kim… là nhà bất đồng chính kiến và họ bị giam giữ oan sai.
Phi lý hơn khi họ đưa ra yêu sách: cần phải trả tự do cho số này. Hóa ra ý đồ của họ là vậy. Không khác gì mấy tổ chức của Mỹ, EU.
Những người như ông Võ Văn Thôn-nguyên giám đốc sở tư pháp quá thừa biết rằng, việc giảm tù, tha tù cho tù nhân nào đó cần phải có những tiêu chuẩn nhất định, nhất là ý thức thái độ cải tạo và thời gian chấp hành hình phạt tù. Luật pháp không phải chuyện đùa để có thể nói một câu đơn giản rằng muốn thả ai thì thả. Mặt khác, những “nhà bất đồng chính kiến” mà họ nêu trên đều là các đối tượng chống đối chính quyền quyết liệt, ý thức cải tạo kém, lấy đâu ra căn cứ, cơ sở để đòi trả tự do cho số đó.
Tóm lại, mượn câu chuyện đoàn tụ của tết cố truyền để đưa ra yêu sách đòi trả tự do cho các nhà “dân chủ”, ngẫm cũng thấy cao tay.
No comments:
Post a Comment