2017/01/13

NÊN UỐN LƯỠI BẢY LẦN TRƯỚC KHI NÓI

Những ngày cuối năm ai cũng bận bịu với công việc, người cố gắng hoàn thiện nốt các công việc còn dang dở, người tất bật thăm hỏi người thân, người mua sắm chuẩn bị cho gia đình một cái tết đầm ấm, đủ đầy. Năm hết, tết đến ai ai cũng muốn được sum họp cùng gia định đặc biệt là các phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù. Nhận biết được tâm lý này nên Đảng, Nhà nước đã đề ra chính sách giảm án, tha tù trước thời hạn nhân các dịp lễ lớn, trọng đại của đất nước. Lợi dụng chính sách khoan hồng này cứ đến dịp Tết Nguyên đán các đối tượng cơ hội chính trị, đám dân chủ lại có các hoạt động như viết thư ngỏ, đề nghị…hướng vào việc đòi hỏi trả tự do cho các đối tượng bị bắt giữ, kết án về các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, người mà các đối tượng thường gọi là “tù nhân lương tâm” hay “tù nhân chính trị”. Nhìn nhận chiêu thức này chúng ta có thể nhận thấy nổi cộm lên hai vấn đề sau:
Một là: Các đối tượng khởi xướng, chủ trò đúng ra ký tên trong những thư ngỏ, đề nghị này thường là các đối tượng có tư tưởng thù hằn chế độ, các đối tượng hoạt động dưới sự giật dây, hậu thuẫn của các đối tượng phản động, thù địch bên ngoài. Chúng thường tự nhận mình là các nhà “dân chủ”, “cựu tù chính trị”. Mà ở Việt Nam làm gì có cái gọi là “tù nhân chính trị”, đám người này lấy tư cách gì mà có quyền đề nghị cái thuộc chức năng của các cơ quan nhà nước chuyên trách có thẩm quyền.
Hai là: Xét trên góc độ luật pháp thì các đối tượng ký tên, đưa ra cái gọi là thư ngỏ, đề nghị kia có thực sự hiểu biết các quy định của pháp luật về việc giảm án, tha tù cho phạm nhân trước thời hạn? Pháp luật Việt Nam quy định rất cụ thể về nội dung này tại Bộ luật Hình sự. Cụ thể:
Đầu tiên quy định về việc giảm mức hình phạt đã tuyên hoặc giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 63, 64 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó để được giảm thời gian chấp hành hình phạt thì người bị kết án phải đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự, đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và việc đề nghị giảm thời gian chấp hành hình phạt phải do cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền thực hiện.
Thứ hai việc tha tù trước thời hạn có điều kiện được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 66. Theo đó:
Người đang chấp hành án phạt tù có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện như: Phạm tội lần đầu; Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốtĐã được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng trở lên; Có nơi cư trú rõ ràng…
Tuy nhiên không áp dụng quy định tha tù trước thời hạn đối với người bị kết án thuộc một trong các trường hợp sau đây: Người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia; tội khủng bố; tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh hoặc người bị kết án từ 10 năm tù trở lên đối với tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của con người…
Thẩm quyền đề nghị tha tù trước thời hạn thuộc về các Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền và Tòa án quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người bị kết án.
NÊN UỐN LƯỠI BẢY LẦN TRƯỚC KHI NÓI
Như vậy thì chẳng khó để có thể tìm hiểu một cách cơ bản các quy định về giảm án, tha tù trước thời hạn cho các phạm nhân đang chấp hành án phạt tù. Các quy định của pháp luật hình sự quy định một cách cụ thể, chi tiết, qua đó chúng ta có thể thấy rằng để được xem xét giảm án, tha tù trước thời hạn cần phải có các điều kiện và trải qua các khâu xét trọn, kiểm tra, đánh giá tỉ mỉ, kỹ càng. Tha tù trước thời hạn có điều kiện là một chính sách nhân đạo của nhà nước, một giải pháp cho phép sớm đưa người phạm tội bị xử phạt tù quay trở về với cộng đồng để phục thiện, sửa chữa lỗi lầm với sự giúp đỡ và giám sát của gia đình, cơ quan, đoàn thể xã hội.
Việc các đối tượng tự nhận mình là cựu tù chính trị đề nghị giảm án, trả tự do cho các tù nhân là hoàn toàn phi lý, thể hiện sự non nớt trong việc tìm hiểu pháp luật. Ấy vậy mà cũng làm như mình cao cả lắm đứng ra đề nghị này đề nghị nọ, xin thưa việc đó chẳng đến lượt các người phải lên tiếng. Đảng, Nhà nước xem đó là một chính sách khoan hồng, thể hiện tính chất nhân ái đối với những người đã mắc phải những sai lầm, trao cho họ cơ hội được sửa sai, chuộc lại lỗi lầm mình đã gây ra. Nhưng, chính sách ấy chỉ được áp dụng với những người xứng đáng, biết cầu thị, biết sửa sai; còn đối với các đối tượng đã vì mục đích vụ lợi cá nhân mà xâm hại đến các vấn đề về ANQG, thái độ luôn cố chấp, ngoan cố không biết tự vấn lại bản thân thì xứng đáng phải nhận những hình phạt thích đáng cho hành vi của mình./.
NGẠO

No comments: