Viễn
Bà Nguyễn Thị Từ Huy sống ở bên Pháp vẫn được biết đến và cây viết không thiện chí với Nhà nước Việt Nam. Bà thường có những bài phân tích, bình luân không khách quan, chính xác về tình hình chính trị Việt Nam. Tuy nhiên, mới đây, với bài viết “Nền chính trị độc tài Việt Nam còn tồn tại dài lâu”, tôi lại thấy đồng tình với cách đặt vấn đề của bà.
Dù rằng, cách phân tích của bà vẫn nặng về thiên hướng tuyên truyền chống Việt Nam nhưng với luận điểm bà đưa ra và chứng minh, rằng chế độ Việt Nam còn tồn tại dài lâu, lại thấy có lý.
Có hai nhóm lí do chính để bà Từ Huy khẳng định nền chính trị Việt Nam còn tồn tại dài lâu.
Trước hết, đó là nhóm lý do về khả năng lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Bà trích dẫn:
– Chính là với chủ nghĩa cộng sản và với sự lãnh đạo của đảng cộng sản mà Việt Nam đã thoát khỏi ách đô hộ của thực dân, đã tự giải phóng khỏi vị thế thuộc địa và giành độc lập, đã giành thắng lợi trong hai cuộc chiến tranh.
– Giai đoạn đổi mới bắt đầu từ 1986 đã chứng tỏ khả năng thay đổi và thích ứng với tình hình của đảng cộng sản Việt Nam, và vì thế mà ĐCSVN xứng đáng giữ vai trò lãnh đạo, dù có được dân thực sự bầu hay không. Thành tựu của ba mươi năm đổi mới là mở cửa kinh tế mà vẫn ổn định và giữ vững chính trị.
– Nếu đổi mới lần một thành công, thì đổi mới lần hai, tính từ thời điểm này, cũng sẽ thành công, dù có nhiều khó khăn. Và vì thế, ĐCSVN sẽ tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo để củng cố hệ thống chính trị hiện hành.
Quả đúng là như bà Từ Huy viết. Mọi thành công của cách mạng Việt Nam cho đến tận ngày hôm nay đều gắn liền với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đảng lãnh đạo toàn dân giành độc lập cho dân tộc, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đảng lãnh đạo toàn dân làm nên kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước. Có những thời điểm, tình thế cách mạng rơi vài thế ngàn cân treo sợi tóc như những năm 80 hay 90 của thế kỉ XX, Đảng vẫn chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua, điều đó nói lên bản lĩnh tuyệt vời của Đảng Cộng sản như bà Từ Huy đã đánh giá. Mặt khác, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng là đảng luôn tự biết nghiêm khắc với chính mình, luôn biết cách tự nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu. Thế nên Đảng vẫn luôn giữ vững được vai trò lãnh đạo xã hội. Về điểm này, nhóm lí do thứ nhất mà bà Từ Huy đưa ra là chính xác.
Nhóm lý do thứ hai, đó chính là xuất phát từ quan điểm của chính các nhà “dân chủ” trong nước.
Cụ thể:
– Quyền lực của ĐCSVN hiện đang rất vững chắc. Toàn bộ các công cụ quyền lực đều nằm trong tay ĐCSVN : nhà nước, công an, quân đội, truyền thông, giáo dục, pháp luật…
– Phong trào dân chủ quá yếu. Hoạt động chủ yếu vẫn chỉ là truyền thông, đưa tin, tố cáo. Các tổ chức và đảng phái chính trị không hình thành được. Xã hội dân sự manh mún, các tổ chức không có thực lực, không tập hợp được với nhau, luôn trong tình trạng chia rẽ. Không có các phong trào chính trị rộng lớn.
– Số người quan tâm chính trị quá ít. Đa số trí thức và người dân, kể cả thanh niên (là tầng lớp vốn được xem là giàu nhiệt huyết và lý tưởng) chỉ quan tâm đến vấn đề mưu sinh.
– Các quốc gia, kể cả các quốc gia dân chủ, vì lợi ích của nước họ, sẵn sàng hợp tác với Việt Nam và bỏ qua vấn đề nhân quyền, vấn đề dân chủ. Đây là điều đã khiến cho nhiều người trong giới đấu tranh dân chủ ở Việt Nam không che giấu sự thất vọng của mình
– Đa số các trí thức Việt Nam ở nước ngoài (tạm dùng chữ trí thức Việt kiều theo nghĩa tôn trọng) không tham gia vào cuộc đấu tranh cho dân chủ
Phải công nhận là những lý do nêu trên rất hợp lý và xác đáng. Ngoài ra có lẽ cần phải bổ sung một điểm nữa đó là phong trào dân chủ Việt Nam hiện nay có quá nhiều khuyết tật và mâu thuẫn, luôn trong trạng thái đấu đá chửi bới lẫn nhau. Với lại, các nhà dân chủ Việt, số hoạt động vì lý tưởng thì ít mà số hoạt động vì vụ lợi, cơ hội, làm tiền thì nhiều.
Với hai nhóm lý do trên, có thể khẳng định: Luận điểm: nền chính trị Việt Nam còn tồn tại dài lâu là luận điểm hoàn toàn chính xác.
No comments:
Post a Comment