2016/08/08

Nhân danh Cha, Con và Thánh Thần Amen

Từ ngày Jesus thọ án trải dài hơn 300 năm sau, hầu hết các nước vùng Trung Đông thuộc đế quốc La mã và vùng Bắc Phi đều chịu ảnh hưởng của đạo Chúa và phủ nhận Jesus là Thiên Chúa.
Trong thời gian gần đây những bất ổn trong nước về vụ Formosa và cá chết không còn làm dân chúng hoang mang, tuy nhiên các nhóm giáo dân vẫn cứ liên tục biểu tình đòi thế này đòi thế kia mà mục đích không phải là cá chết mà là khích động bôi nhọ nhà nước hòng lật đổ chính quyền Xã hội Chủ nghĩa để thế vào đó một chính quyền ưu tiên cho nhóm đạo Chúa cuồng tín. Cá nhân tôi, tôi cảm nhận sâu xa những manh động đến từ Vatican. Cho nên hôm nay tôi xin trình bày giáo lý căn bản của đạo Chúa La mã hầu các tín đồ bớt tư kiêu tự tôn rằng chỉ có họ là duy nhất không tôn giáo nào bằng. Tôi xin tóm lược sưu tầm của

ông Charlie Nguyễn sau đây:

"Từ ngày Jesus thọ án trải dài hơn 300 năm sau, hầu hết các nước vùng Trung Đông thuộc đế quốc La mã và vùng Bắc Phi đều chịu ảnh hưởng của đạo Chúa và phủ nhận Jesus là Thiên Chúa. Họ cho rằng Jesus là vật thụ tạo không thể là Thiên Chúa được. Một khuynh hướng khác cho rằng Jesus là con Chúa có cùng bản tính như Cha nên cũng là Thiên Chúa nhưng ngôi vị thấp hơn. Phong trào thần học xuất phát từ quần chúng này lan rộng khắp nơi trong đế quốc La mã.

Giám mục Arius (địa phận Alexandria) viết rằng "Sự khác biệt giữa Thiên Chúa và tao vật là Thiên Chúa thì duy nhất không bị sinh ra, duy nhất không có khởi đầu, duy nhất vĩnh cữu, duy nhất bất tử, duy nhất thông minh, duy nhất toàn năng. Jesus là tạo vật như tất cả chúng ta".

Ông Paul còn cho rằng "Nếu Jesus không là con người thì chúng ta không hy vọng gì hết, vì nếu Jesus là Thiên Chúa theo bản tính thì chúng ta làm sao có thể bắt chước được Người".

Suốt 3 thế kỷ tranh chấp về bản tính Thiên Chúa của Jesu và ngôi vị cao thấp gây ra cuộc khủng hoảng về giáo lý trong đạo Chúa thời ấy, thậm chí đưa đến bạo lục khiến nhiều vị tu sĩ phải trốn về phương Đông và được tiếp cận với các tôn giáo khác tại đây như Ấn độ giáo, Phật giáo, và Sherman (Đạo Nhất thần).

Thưa quý vị.

Tôi có vào trang Wikipedia phiên bản Anh ngữ thì tìm được một đồ hình giải thích về "Chúa Ba Ngôi Nhất thể" (Mời anh hùng cho khán thính giã xem đồ hình thứ nhất)

Theo đồ hình tam giác này thì trung tâm là God (Thiên Chúa) và lần lược là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa thánh Thần ở 3 góc. Giải thích vận hành của đồ hình này là Thiên Chúa và Chúa Cha là một, Thiên Chúa và Chúa Con là một, Thiên Chúa và Chúa Thánh Thần là một. Nhưng giữa Chúa Cha và Chúa Con thì không là một, giữa Chúa con và Chúa Thánh Thần không là một và giữa Chúa Thánh Thần và Chúa Cha cũng không là một. Vấn đề đặt ra khiến giáo dân ngơ ngác là tôi chơi thân với 3 người vì cùng chí hướng với tôi, nhưng ba người bạn tôi lại không cùng chí hướng với nhau. Cái này rất trái ý niệm thường sự: bạn của bạn mình là bạn của mình, kẻ thù của bạn mình là kẽ thù của mình, khiến bạn hay thù thiện hay ác không phân biệt được.

Mặc dầu giáo hội đạo Chúa La mã có nhiều nhà thần học tài giỏi đã ra sức giải thích Ba Ngôi Thiên Chúa là một Đức Chúa Trời, nhưng thuyết Thiên Chúa Ba Ngôi cho tới nay vẫn là một ẩn đề làm nhức đầu giáo dân và vẫn là một đề tài làm rối trí những người muốn tìm hiểu giáo lý của họ. Cuối cùng, các nhà lãnh đạo tôn giáo này phải buông xuôi bằng cách dạy giáo dân rằng: Thiên Chúa Ba Ngôi là một sự huyền nhiệm tuyệt đối, mọi người chỉ có thể chấp nhận bằng đức tin chứ không thể công nhận bằng lý trí được.

Thưa quý vị,

Tôi nhớ lại có lần vô tình tôi nghe một thiền sư Phật giáo Đại thừa thuyết giảng về Tam nghiệp mà phật Thích Ca đã giãng cho đồ chúng. Rất tiếc là Phật giáo yếu chỉ chỉ có tâm truyền mà thôi không thể nói (bất khả tư nghị), chử viết cũng không có lấy đâu có đồ hình. Tôi cố gắng để đưa ra một đồ hình tam giác tương tự cũng có trung tâm và 3 góc ( mời anh Hùng cho khán thính giã xem đồ hình thứ hai). Tuy nhiên tôi thay thế Thiên Chúa, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần bằng Tâm và lần lượt Thân, Khẩu và Ý ở các góc. Rõ ràng không có gì khác biệt trong vấn đề vận hành của đồ hình này và đồ hình của đạo Chúa. Tâm và Thân là một, Tâm và Khẩu là một, Tâm và Ý là một. Nhưng Thân Khẩu Ý thì đều khác nhau.

Để diễn giảng đồ hình này rộng hơn ta hãy xem Tâm là chủ thể, khi Tâm vọng động nó sẽ thúc đẩy Cái Ý (suy nghĩ), hay thúc đẩy Khẩu (phát ngôn) hoặc thúc đẩy Thân (hành động) mà sinh ra Nghiệp lành hoặc dữ (có thể coi như là nguyên nhân và hậu quả của Thân Khẩu và Ý). Chúng ta thường nghe thiện ác đo tâm tạo. Khi Tâm không vọng động thì sẽ không có nghiệp thiện hay ác. Đức Phật cũng nói nghiệp do tâm sinh, nghiệp do tâm diệt.

Như vậy hai đồ hình này rất giống nhau về hình thức và vận hành, tuy nhiên nội dung lý giải thì hoàn toàn ngược lại. Trong lúc các Phật tử mạnh mẽ tin vào thuyết Tam nghiệp thì tín đồ đạo Chúa ngay cả các chủ chăn đang bối rối trong màn sương. Tại sao? Bởi vì Phật Thích Ca lấy Tâm con người hiện tiền làm chủ thể cho nên người nghe thông suốt không còn nghi ngờ. Phật bảo hãy trở về bản thể con người của mình, tự sửa đổi, tự cứu và tự giải thoát. Trong khi đó, Đạo Chúa La mã cố gắng duy trì quyền lực một chủ thể siêu nhiên bên ngoài và con người phải kêu cứu siêu nhiên nên họ cứ loay quay mãi gần 2 ngàn năm nay. Tóm lại đạo Phật là đạo của con người tự mình chỉ huy lấy mình trên đường hành đạo. Đạo Chúa là đạo dùng siêu nhiên chỉ huy con người buộc con người vâng phục để được cứu được ban ơn.

Và một điều tôi cần nhấn mạnh với các giáo dân, chủ chiên cũng như Vatican rằng Giáo thuyết căn bản Chúa Ba Ngôi Nhất Thể ra đời sau thuyết Tam nghiệp của Phật giáo hơn 900 năm. Dựa trên cơ sở này nhân loại khắp thế giới có thể thẳng thắng tuyên bố đạo Chúa La mã đã ăn cắp và sữa đổi giáo lý vừa của Do Thái giáo và vừa của Phật giáo. Xin đừng làm cha thiên hạ, tự hào tự tôn tự cao tự đại nữa.

Kính chào quý vị, cám ơn anh Hùng.

LT. Võ Đông Cung

3­8­2016
Nguồn: KBCHN.NET

No comments: