2017/01/13

NGÀY 13.01.2017, ĐẶNG XUÂN DIỆU ĐI PHÁP


Về cái tên Đặng Xuân Diệu có lẽ với nhiều người còn khá xa lạ. Dù dính vào con đường lao lí nhưng Diệu không có được sự thu hút hay những chuyến thăm đình đám như đám người nhà cùng đám dân chủ diều hâu từng thực hiện đối với Tạ Phong Tần, Hải Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ... hay gần đây là Trần Huỳnh Duy Thức. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Diệu không có được những gì mà những kẻ như Tần, Hải, Vũ từng có.

Trương Minh Tam (trái) và Đặng Xuân Diệu (Nguồn: Internet). 

Theo thông tin mới nhất về tù nhân này thì Diệu sẽ sớm được đi Pháp để chữa bệnh theo sự bảo trợ của cơ quan ngoại giao nước này. Dự kiến, Diệu sẽ đi Pháp trong ngày 13/01/2017 sau khi thực hiện các thủ tục cần thiết tại trại giam Xuyên Mộc (Bà Rịa Vũng Tàu). 

Thông tin này được một nguồn tin tương đối bí mật cung cấp và từ gia đình Diệu tại xã Nghi Đồng, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đã được thông báo sơ bộ. 

Câu hỏi đặt ra là tại sao một con người không có tên tuổi và bình thường như Diệu lại được cơ quan ngoại giao Pháp quan tâm và bảo trợ để Diệu sang nước này chữa bệnh? 

Để hiểu sâu về điều này, xin được quay lại thời kỳ Diệu mới vào tù sau khi Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An y án tại phiên Phúc thẩm đối với 14 bị cáo trong vụ án Hồ Đức Hòa và đồng bọn phạm tội: "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Theo đó, cơ quan thi hành án đã đưa Diệu về tù giam tại trại giam số 5, Bộ Công an đóng tại huyện Yên Định (Thanh Hóa). Tại đây, do những nguyên tắc của trại nên Diệu được tù giam với nhiều tù nhân phạm các tội danh khác nhau, kể cả những tội danh trật tự xã hội bình thường như trộm cắp tài sản, đánh nhau... 

Do bản tính tương đối quảng giao nên Diệu nhanh chóng kết thân với những người cùng cảnh ngộ. Trong đó tù nhân thân thiết với Diệu nhất phải kể đến Trương Minh Tam (Tam quê ở Lý Nhân, Hà Nam). Khác với Diệu, tội danh của Tam chỉ là trộm cắp tài sản nhiều lần nên chịu án khá nặng và tính từ thời điểm quen Diệu thì Tam chỉ còn hơn 1 năm thi hành án nữa là được mãn hạn tù... 

Hai kẻ tứ chiếng gặp nhau và kết thân nhau ở trong tù, chuyện đó không có gì là quá lạ. Nhưng sự việc chỉ bắt đầu khi hai kẻ chưa từng gặp nhau trước lúc vào tù này chính thức kết nghĩa anh em với nhau. Và đương nhiên, cả Tam và Diệu đều nhận song thân phụ mẫu của người này là của mình. Đó cũng là lí do ngay sau khi ra tù (hơn 1 năm sau đó), khi được ra tù Tam đã lặn lội hơn 200 cây số để vào xã Nghi Đồng, Nghi Lộc, Nghệ An để thăm mẹ và gia đình Diệu. 

Và khi được giới thiệu là anh em kết nghĩa với Diệu thì Tam được gia đình Diệu đón tiếp khá nồng nhiệt. Kể từ dạo đó, Tam khá nhiều lần đến thăm Diệu và tất nhiên, đó không đơn thuần là hoạt động thăm nom bình thường mà do bị tiêm nhiễm từ Diệu và được Diệu bày dạy khá kỹ nên Tam cũng học đòi làm "chính trị" như Diệu đã từng làm. Bằng chứng tiêu biểu nhất cho điều này phải kể đến là việc Tam có mặt để quay phóng sự sai sự thật sau sự cố ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra và bị Công an Hà Tĩnh bắt giữ lại là ví dụ. Tam cũng thường xuyên lui tới, lui ra Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình để móc nối, liên kết với những kẻ chống đối ở các địa phương này hòng bày trò gây chuyện... 

Ngoài học đòi "làm chính trị" kiếm cơm, Tam cũng xem việc "quảng bá" cũng như kêu oan cho Diệu là một công việc trọng tâm và quan trọng. Đặc biệt, lấy cớ Đặng Xuân Diệu có tiền sử bị bệnh (có thông tin Diệu bị bệnh tim), Tam đã không ít lần công khai đề nghị các cơ quan ngoại giao các nước can thiệp để Diệu được tự do trước thời hạn và ra nước ngoài chữa bệnh. 

Và sẽ là không ngoa nếu nói rằng, chính sự quảng bá của một kẻ như Diệu đã khiến một kẻ không có nhiều tên tuổi như Diệu được giới chức một số nước luôn "đặt nặng" vấn đề "nhân quyền" chú ý. Việc Diệu được đề nghị đưa ra nước ngoài và được giới chức trong nước đồng ý cho thấy rất rõ điều đó. 

Quay trở lại với thông tin Diệu sẽ được đi Pháp. Tương lai của Diệu rồi sẽ thế nào? Khi được hỏi như thế rất nhiều người đã lạc quan và cho rằng, Diệu sẽ được xếp cùng hàng với Bùi Tín, Nguyễn Gia Kiểng tại quốc gia giàu có và văn minh này. Diệu cũng sẽ là nhân tố tiếp nối những tiền bối không có đường về quê hương này. Tuy nhiên, người viết thì cho rằng, đó là dấu chấm hết của một đời "dân chủ" và cái sự đáng tiếc với Diệu là nó kết thúc hơi sớm so với những người đi trước. Nếu ai đó không tin hãy xem xem những Tạ Phong Tần, Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) thì sẽ hiểu mọi sự. Đó là chưa nói tới việc so với những kẻ này, Diệu còn là một con bệnh, sức khỏe không cho phép anh ta làm được những công việc nặng nhọc để mưu sinh qua ngày nơi đất khách quê người! 

Có chăng, dấu chấm hết của Diệu sẽ cảnh tỉnh cho những ai muốn đổi đời bằng giấc mơ dân chủ! 

An Chiến

No comments: