2017/01/18

CPJ NÓI LÁO VỀ TÌNH HÌNH BÁO CHÍ VIỆT NAM

Vừa qua, “Ủy ban Bảo vệ Nhà báo” (Committee to Protect Journalists - CPJ) đã công bố cái gọi là “Bản thống kê số nhà báo đang bị giam giữ năm 2016”. Theo bản thống kê này, CPJ đã khẳng định: “Việt Nam là quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á, với ít nhất 8 nhà báo đang bị giam giữ vì tội chống lại nhà nước.”. 
Đây cũng không phải lần đầu CPJ đưa Việt Nam vào danh sách các nước đang có kiểm soát về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Trong báo cáo của các năm trước, CPJ đã nhiều lần sử dụng thủ đoạn "đổi trắng thay đen" để xuyên tạc, vu cáo tình hình báo chí ở Việt Nam và năm nay không hề thay đổi. Những nội dung mà CPJ đưa ra không có gì quá mới mẻ, vẫn dưới lăng kính áp đặt, thiếu thiện chí và tự cho mình cái quyền xếp nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam và một số nước không thuộc đồng minh của Mỹ và phương Tây.


Ở Việt Nam không có phóng viên hay nhà báo nào bị bỏ tù mà chỉ có người vi phạm pháp luật bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tám người mà CPJ đưa ra để làm dẫn chứng sự xếp hàng cho Việt Nam là những gương mặt thân quen như 8 nhà báo mà CPJ cho rằng Việt Nam đang giam giữ là Trần Huỳnh Duy Thức, Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thúy, Nguyễn Đình Ngọc, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hồ Văn Hải. Đây là những người có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam với những bằng chứng, chứng cứ vi phạm của họ đã quá rõ ràng, không thể chối cãi. Họ là những kẻ mượn danh nhà báo, blogger, lợi dụng quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí để đăng tải những bài viết, hình ảnh, thông tin sai sự thật, xuyên tạc về tình hình đất nước nhằm mục đích chống phá chính quyền, lừa bịp người dân, gây chia rẽ nội bộ giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc hay là "công cụ" để thế lực chống đối bên ngoài sử dụng để chống lại Việt Nam. Hành động lợi dụng tự do báo chí, tự do Internet để gây mất ổn định, chống lại Tổ quốc, nhân dân và dân tộc, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước là hành động không thể chấp nhận.
Những thông tin, số liệu được CPJ đưa ra làm căn cứ để đưa Việt Nam vào "bảng xếp hạng" không khó nhận ra có nguồn gốc từ những đối tượng chống đối, "dân chủ" hay nhặt trên internet, trên các trang "lề trái", báo lá cải của các tổ chức, cá nhân chống đối, thiếu thiện chí với Việt Nam. Những thông tin này hoàn toàn không có căn cứ, sai sự thật, phiện diện về tình hình của Việt Nam.
Tự do ngôn luận, tự do báo chí là quyền căn bản của con người được pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo đảm, được thể hiện sinh động trong đời sống xã hội. Nhưng tự do báo chí không phải thích nói gì thì nói, thích xuyên tạc hay nói láo thế nào thì làm, tự do phải tuân theo pháp luật, theo truyền thống dân tộc. Ở Việt Nam hiện nay, trên cả nước có 858 cơ quan báo chí in (trong đó có: 199 cơ quan báo in chiếm 24% (86 báo Trung ương và các bộ, ngành, đoàn thể; 113 báo địa phương) và 659 tạp chí chiếm 76% (522 tạp chí Trung ương, các bộ, ngành, trường đại học và viện nghiên cứu; 137 tạp chí địa phương); 105 cơ quan báo điện tử (gồm 83 báo, tạp chí điện tử của cơ quan báo chí in và 22 báo, tạp chí điện tử độc lập), 207 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí; 66 đài phát thanh, truyền hình (gồm 02 đài Trung ương, 64 đài địa phương) với gần 18.000 nhà báo được cấp thẻ đang hoạt động trên khắp mọi vùng miền của Tổ quốc và ở nước ngoài (số liệu tính đến T12/2015).
Rõ ràng, CPJ lợi dụng việc đưa ra “Bản thống kê số nhà báo đang bị giam giữ năm 2016” để qua đó vu cáo Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, vi phạm dân chủ, nhân quyền. Đây là việc làm không thể chấp nhận và đi ngược lại nguyên tắc của pháp luật quốc tế và các quy định của pháp luật Việt Nam. Mọi người cần phải cảnh giác trước những chiêu trò phá hoại đất nước của những tổ chức này./.
Cowboy

No comments: