2017/01/13

Câu chuyện bên lề sau khi Đặng Xuân Diệu đi Pháp

Chiềng Chạ

Hình ảnh về vé máy bay của Diệu tại Sân  bay Tân Sơn Nhất (Nguồn: FB). 

Khởi hành tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh) lúc lúc 23 giờ 40 phút ngày 12/1/2017, Đặng Xuân Diệu (sinh năm 1979, trú tại xóm 4, xã Nghi Đồng, huyện Nghi Lộc, Nghệ An, Diệu là 1 trong 14 bị cáo trong vụ án "Hồ Đức Hòa và đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân) được Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đưa ra xét xử phúc thẩm hôm 23/05/2013) đã có mặt tại Pari, Thủ đô nước Pháp vào lúc 7h30 giờ địa phương tức 13h30 ngày 13/1/2017 giờ Việt Nam. 

Đặng Xuân Diệu (người đứng hàng đầu bên phải) tại phiên tòa ngày 23/05/2013 tại TP Vinh, Nghệ An (Nguồn: Internet). 

Cũng xin thông tin thêm, trước khi xét xử, Diệu bị Cơ quan Công an bắt vào ngày 30 tháng 7 năm 2011 khi vừa đặt chân xuống Sân bay Tân Sơn Nhất cùng với Hồ Đức Hòa và Nguyễn Văn Oai sau khi kết thúc chuyến tập huấn của Việt Tân từ Thái Lan về. Diệu cùng với Hồ Đức Hòa (người cầm đầu) lãnh mức án nặng nhất là 13 năm tù. 

Thông tin Diệu sẽ được tạo điều kiện được sang Pháp để chữa bệnh được phát ra từ ngày 10/1/2017 bởi Fb của Trương Minh Tam. Theo blog Việt Nam mới, chính Trương Minh Tam là nười đóng vai trò quảng bá để khiến "một kẻ không có nhiều tên tuổi như Diệu được giới chức một số nước luôn "đặt nặng" vấn đề "nhân quyền" chú ý. Việc Diệu được đề nghị đưa ra nước ngoài và được giới chức trong nước đồng ý cho thấy rất rõ điều đó". Xác nhận của "nhà dân chủ" Nguyễn Tường Thụy cũng cho thấy rất rõ vai trò của Tam trong hành trình đi Pháp của Diệu: "Trương Minh Tam từng bị giam ở Trại giam số 5 cùng với Đặng Xuân Diệu. Sau khi ra tù, anh luôn luôn đồng hành cùng gia đình Đặng Xuân Diệu. Anh có măt đều đặn trong mỗi kỳ thăm nuôi Diệu. Tinh thần Đặng Xuân Diệu và cái án tới 13 năm của Diệu luôn luôn ám ảnh Trương Minh Tam khiến anh đau đáu về một giải pháp đối với Đặng Xuân Diệu. Trong cuộc vận động cho Đặng Xuân Diệu, anh giữ một vai trò quan trọng". 

Và cũng chính với vai trò "đặc biệt" này nên sau khi có thông tin Diệu đã chính thức cập bến Pari (Pháp), Trương Minh Tam đã dở ngay trò khoe môi, múa mép đầy hợm hĩnh của mình bằng một cuộc phỏng vấn do chính Nguyễn Tường Thụy thực hiện. Theo đó, khi được Thụy hỏi: Ngày 11/1/2017, trên mạng xã hội, anh chính thức thông báo Đặng Xuân Diệu sẽ đi tị nạn chính trị ở Pháp. Đây là một tin vui trước hết đối với gia đình Diệu và anh chị em đấu tranh cho nhân quyền trong cũng như ngoài nước. Để giải quyết được việc này, sự quan tâm của các tổ chức quốc tế và các chính khách như thế nào? Trương Minh Tam đã nói rằng: "Có khoảng 30 tổ chức quốc tế và các chính khách đã bảo trợ cho tiến trình vận động đối với trường hợp này. Trong đó có thể kể tên đến một số tổ chức, cá nhân quan trọng như: Tổ hợp văn phòng Luât sư Cambridge đứng đầu là Luật sư Chris MacLeod, là một trong 5 tổ hợp luật sư lớn nhất Canada; Khoa Luật trường đại học Stanford, Hoa Kỳ đứng đầu là Luật sư, giáo sư Allen Weiner; ông Ngô Thanh Hải dân biểu Canada; Dân biểu Loretta Sanchez và dân biểu Alan Lowenthal ở Hoa Kỳ; Đài Việt Nam Tự do vùng New Orleans Hoa Kỳ, do Giáo sư Vương Kỳ Sơn làm giám đốc; Các Đại sứ quán Úc, Canada, Hoa Kỳ, Bỉ, Đức, Pháp, Na Uy...; Tổ chức phi chính phủ Freedom House; Tổ chức Ân xá Quốc tế. Đặc biệt là Liên Minh Châu Âu (EU) và Đại sứ quán Pháp đóng vai trò vô cùng quan trọng". 

Dù ai cũng biết rằng, việc Diệu được lựa chọn để đưa ra bên ngoài là một sự lựa chọn bất đắc dĩ trong bối cảnh "làm dân chủ cũng như một cái nghề mưu sinh, kiếm chác". Việc hàng loạt nhà dân chủ đại tài, chính nghĩa đồng loạt tố cáo Mai Xuân Dũng chiếm đoạt tiền được các nhà tài trợ gửi đến cho thấy rất rõ tình trạng "không có ngọn cờ" và "uy tín làng dân chủ đang xuống dốc không phanh" này. Diệu cũng không có gì đặc biệt ngoài việc là một tín đồ của đạo Công giáo. Tuy nhiên, trong câu trả lời của mình, Tam không ngần ngại thêu dệt để chỉ ra sự đặc biệt của Diệu và cho rằng trường hợp Đặng Xuân Diệu được nhiều sự quan tâm hơn cả: "Đúng vậy, vì trường hợp của Diệu khá đặc biệt. Suốt 3 năm cho đến thời điểm tôi ra tù và đến nay là 5 năm, Diệu là một tù nhân bị giam giữ hết sức đặc biệt. Những tổ chức này không chỉ quan tâm đến Diệu dưới góc độ một tù nhân chính trị mà còn quan tâm đến vấn đề nhân quyền trong các trại tù ở Việt Nam mà Đặng Xuân Diệu là trường hợp điển hình về sự giam cầm vô nhân đạo". 

Chính động cơ thêu dệt đã khiến Tam chỉ nói rằng: "Đặng Xuân Diệu là trường hợp điển hình về sự giam cầm vô nhân đạo" mà không thể có bất cứ một ví dụ chứng minh nào. 

Giải thích về câu hỏi tại sao Diệu không sang Mỹ như các trường hợp trước đó như Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải - Điếu Cày, Tạ Phong Tần mà lại sang Pháp. Trương Minh Tam đã cho biết: "Trước đây, Các tổ chức đều dành sự quan tâm như nhau cho Diệu trong đó có toà Đại sứ Hoa Kỳ và Canada. Tuy nhiên, Đại sứ quán Hoa Kỳ có những quan tâm khác cũng rất quan trọng (Trần Huỳnh Duy Thức) nên sau đó EU và đặc biệt là Pháp đã quyết định nhận bảo trợ chính cho hồ sơ này". 

Thông tin này không khác gì một cái tát dành cho sự khoe mẽ, bịa chuyện của gã dân chủ xuất thân từ một kẻ trộm cắp vặt này (Trương Minh Tam từng bị đi tù với tội danh trộm cắp). Bởi, nếu như trước đó, Tam nói rằng Đặng Xuân Diệu được quan tâm hơn cả nhưng ở đây Tam lại xác nhận rằng sở dĩ Diệu không được đi Mỹ bởi cơ quan ngoại giao Mỹ quan tâm hơn cả đối với trường hợp Trần Huỳnh Duy Thức. Suy ra từ điều này Trần Huỳnh Duy Thức mới là người được quan tâm hơn cả chứ không phải là Diệu. Việc Diệu được đi Pháp vì thế chỉ là một giải pháp tình thế trong bối cảnh người Mỹ không thể dành sự quan tâm cho cả hai người cùng lúc. 

Có người nói rằng, việc không cùng điểm đến với Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải - Điếu Cày, Tạ Phong Tần sẽ nhen lên niềm hi vọng mới với tương lai của Đặng Xuân Diệu sau khi anh ta ra nước ngoài. Nếu may mắn, Diệu sẽ không phải chịu những cái kết cay đắng mà những người đi trước từng gặp phải trên đất Mỹ. Tuy nhiên, Mõ lại nghĩ hoàn toàn khác. Về mặt bản chất đi Pháp hay đi Mỹ nó không khác nhau là mấy bởi hai lí do: 

(1). Nếu như Mỹ được biết đến là đỉnh cao của sự "dân chủ" thì chính nước Pháp đã đẻ ra giá trị được gọi là "dân chủ". Sự tương đồng về mặt giá trị sẽ đẻ ra những hệ quả tương tự. Đó là lí do thứ nhất để Mõ tin rằng, người Pháp sẽ đối xử với Diệu như cách mà người Mỹ từng, đang đối xử với Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải - Điếu Cày, Tạ Phong Tần. Và sẽ có một ngày Đặng Xuân Diệu sẽ nếm trải đầy đủ của những mơ ước anh ta từng có! 

(2). Cũng giống như Mỹ, việc Pháp can thiệp để Diệu đang sang Pháp chữa bệnh, định cư không phải vì họ đang lo cho sức khỏe hay tính mạng của Diệu. Mà quan trọng hơn hết, thông qua hành động của mình, Chính phủ Pháp muốn chuyển một bức thông điệp 'không bỏ rơi". Họ sẽ đứng về phía những nhà dân chủ, thậm chí thu nhận họ, ngay cả khi rơi vào con đường lao lí. Thông điệp này lại càng có ý nghĩa khi làng dân chủ Việt đang lâm vào tình trạng mâu thuẫn nội bộ gay gắt và không lối thoát. Còn khi ai đó đã sang đó thì tất nhiên sống - chết vì thế không cần biết! 

Hãy chờ xem Đặng Xuân Diệu sẽ như thế nào trên đất Pháp!!!!

No comments: