2016/11/22

PHAN VĂN LỢI RẤT NGU MUỘI KHI NÓI VỀ LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân đã được Hiến pháp quy định. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề này. Để tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân cũng như các tín đồ tôn giáo có hành lang pháp lý vững chắc để thực hiện các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được quy định trong Hiến pháp, ngày 18-11, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo với 417/428 đại biểu tán thành, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2018.
PHAN VĂN LỢI RẤT NGU MUỘI KHI NÓI VỀ LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
Ngay sau khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo được thông qua thì một trong những kẻ đội lốt tôn giáo, chuyên tiến hành lợi dụng tôn giáo để thực hiện các hoạt động chống phá đất nước Phan Văn Lợi ngay lập tức đã lên tiếng. Trên trang cá nhân của mình, ông ta chia sẻ “Việt Cộng vừa hoàn thành sợi dây thòng lọng tròng vào cổ các tôn giáo, cực lực phản đối Luật tôn giáo của Hà Nội, một luật man rợ, phi lý, chỉ nhằm bóp nghẹt tự do tôn giáo và củng cố quyền lực của Đảng”.
Và cái lí do để vị linh mục này đưa ra quan điểm hết sức ngu xuẩn đó là: “ở các nước văn minh người ta không bao giờ ra luật tôn giáo cả. Lý do thứ hai các luật lệ trong chế độ cộng sản này không để phục vụ nhân quyền mà chỉ để phục vụ cho sự cai trị của đảng cộng sản mà thôi.”. Những phản ứng và những lý do mà vị thầy tu này đưa ra mới đậm chất chống phá làm sao và nó còn thể hiện trình độ hiểu biết hạn chế hết mức của Phan Văn Lợi. Bởi lẽ:
Thứ nhất, Luật tín ngưỡng, tôn giáo thể hiện chính sách dân chủ, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức tôn giáo, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; tôn trọng và bảo đảm nguyên tắc những việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo do các tôn giáo tự giải quyết theo hiến chương, điều lệ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Điều đó đã làm lành mạnh hoá các quan hệ tôn giáo và hoạt động tôn giáo vì lợi ích chính đáng của tín đồ và tổ chức tôn giáo, vì lợi ích chung của toàn xã hội trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập và giao lưu quốc tế.
Thứ hai, ông ta nhận thức hết sức sai lầm về quan điểm của các quốc gia trên thế giới về tôn giáo. Các quốc gia văn minh trên thế giới đều có những quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Để bảo đảm cho quyền này được thực thi trong đời sống xã hội thì Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh nó. Điều này phản ánh quy luật tất yếu của sự phát triển của tôn giáo cũng như sự phát triển của xã hội loài người. Không những thế luật pháp quốc tế cũng đã có những quy định về quyền tự do, tín ngưỡng và việc thực hiện quyền này như tại Khoản 3, Điều 18 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị đã quy định rõ:“Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác”.
Vậy, phải chăng Phan Văn Lợi nghĩ rằng, mình là một thầy tu, là một chức sắc trong cộng đồng tôn giáo nên nói gì cũng được, nói gì người ta cũng sẽ nghe theo? Nhưng xin thưa, ông ta không nói thì có lẽ chẳng ai bảo ông ta câm cả, còn khi ông ta đã nói ra thì lại cho thấy sự ngu xuẩn hết mức về trình độ hiểu biết của mình.
Công Mẫn

No comments: