Showing posts with label PHAN VĂN LỢI. Show all posts
Showing posts with label PHAN VĂN LỢI. Show all posts

2017/07/15

CẦN PHẢI XỬ LÝ NGHIÊM ĐỐI VỚI KẺ XÚC PHẠM CÁC VỊ ANH HÙNG DÂN TỘC


Phan Văn Lợi bấy lâu nay được biết đến là một kẻ đội lốt linh mục tiến hành các hoạt động kích động, chống phá đất nước của phong trào dân chủ. Trong những luận điệu mà Phan Văn Lợi đưa ra luôn thể hiện sự hằn học với chế độ. Đặc biệt, hôm 10/7 vừa qua trên trang cá nhân của mình Phan Văn Lợi không những tiếp tục thể hiện sự hằn học với chế độ mà còn trực tiếp xúc phạm đến các vị anh hùng dân tộc như Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp….
           Khi Phan Văn Lợi thì đọc được bài viết trên lề báo RFA với tiêu đề“Cuộc sống của cựu tù nhân lương tâm Việt Nam”. Trong khi bài viết này là một sự vu cáo trắng trợn về vấn đề thi hành hình phạt tù của các “nhà dân chủ” tại các trại giam. Bởi lẽ, trong quá trình thi hành tại trại giam thì những tù nhân này không chịu chấp hành nội quy trại giam, không chịu cải tạo giáo dục trở thành người có ích cho xã hội nên có thể bị kỷ luật giam ở buồng kỷ luật là điều dễ hiểu. Hơn nữa, vấn đề tái hòa nhập cộng đồng ở Việt Nam thực hiện tương đối tốt, từ trong trại giam, phạm nhân đã được đào tạo nghề để phục vụ việc tái hòa nhập cộng đồng, được tạo điều kiện hòa nhập cộng đồng. Nhưng đám dân chủ thì chẳng bao giờ nhận thức được chính sách nhân đạo đó. Còn đường để chúng tái hòa nhập cộng động của chúng không theo hướng hoàn lương hối cải mà theo hướng ngựa quen đường cũ. Và tất cả đổ lỗi cho chính quyền, sâu xa hơn là đổ lỗi do các vị anh hùng dân tộc.
CẦN PHẢI XỬ LÝ NGHIÊM ĐỐI VỚI KẺ XÚC PHẠM CÁC VỊ ANH HÙNG DÂN TỘC
Khi Phan Văn Lợi cho rằng“những kẻ tàn ác đối với dân tộc như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp…” đã chứng tỏ sự coi thường đạo lý, truyền thống dân tộc, hắn đã xúc phạm đến danh dự, đạo lý, truyền thống dân tộc Việt Nam bao đời nay là uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Các vị anh hùng dân tộc mà Phan Văn Lợi nêu trên không chỉ là anh hùng dân tộc giải phóng dân tộc tạo ra cuộc sống hòa bình, hạnh phúc hôm nay được nhân dân ghi nhận và cả thế giới cũng phải cúi đầu, họ là những danh nhân của thế giới. Mặt khác với việc xúc phạm đến các vị anh hùng dân tộc đã cho thấy sự xúc phạm đến niềm tin của quần chúng nhân dân biết bao thế hệ người Việt trong và ngoài nước.
          Mặt khác, hành vi xúc phạm lạnh tụ của đất nước còn vi phạm vào quy định của Bộ luật hình sự. Điều 88. Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định
“1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.”
Với những hành vi xuyên tạc sự thật, phỉ báng chính quyền, phỉ báng lãnh tụ của Phan Văn Lợi nhằm mục đích chống chính quyền đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Hành vi này cũng tương tự như hành vi xúc phạm Bác Hồ của đối tượng Trần Hoàng Phúc bị Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội khởi tố và bắt tạm giam về tội tuyên truyền chống Nhà nước hồi đầu tháng 7 vừa qua.
Với tư cách là một công dân nước Việt, tôi mong muốn các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để điều tra, xử lý nghiêm Phan Văn Lợi với những hành vi tuyên truyền chống phá nhà nước để đảm bảo pháp luật được thực hiện nghiêm minh, giữ gìn truyền thống, đạo lý dân tộc.
Công Mẫn

2017/05/15

TẠI SAO PHAN VĂN LỢI HOẠT ĐỘNG MÃI MÀ CHẲNG ĐƯỢC GHI NHẬN?

Thời gian vừa qua, phong trào dân chủ Việt có sự thay đổi trong thành phần hoạt động mà có lẽ ai cũng nhìn nhận thấy. Đó là sự lên ngôi của các nhà dân chủ mang danh tôn giáo.(http://www.nhanquyenvn.com/2016/10/phai-chang-tim-duoc-thu-linh-cho-phong-trao-dan-chu.html ). Trong số các nhà dân chủ loại này không thể không nhắc đến nhà dân chủ mang danh linh mục Phan Văn Lợi. Xét về mặt hoạt động, vị chủ chăn này cũng có nhiều hoạt động làm cho bức tranh dân chủ thêm phần đa dạng.
Có thể nói đầu tiên và mang tính chung nhất của các thành phần dân chủ vẫn là câu chuyện về vu cáo, chửi đổng chính quyền. Cái này Lợi làm rất nhiều, sự kiện nào cũng có cái cớ để cho Lợi chửi chính quyền, chửi đến mức không còn ai nhận ra ông ta là một linh mục Công giáo.
TẠI SAO PHAN VĂN LỢI HOẠT ĐỘNG MÃI MÀ CHẲNG ĐƯỢC GHI NHẬN?
Bên cạnh chửi bằng cách viết bài, thì Lợi cũng là người rất năng nổ trong các hoạt động kêu gọi, kích động. Các sự kiện mà phong trào dân chủ muốn biểu tình, phá rối Lợi đều dùng trang cá nhân của mình để kêu gọi đàn chiên. Từ việc ủng hộ cho quốc tế can thiệp các vấn đề Việt Nam, đến kêu gọi cộng đồng ủng hộ cho những kẻ vi phạm pháp luật.. đều được vị chủ chăn này triệt để lợi dụng. Vì thế nhìn trên trang cá nhân của vị chủ chăn toàn là những hình ảnh kiểu kích động này mà không thấy hình bóng Thiên chúa đâu cả.
TẠI SAO PHAN VĂN LỢI HOẠT ĐỘNG MÃI MÀ CHẲNG ĐƯỢC GHI NHẬN?
Ngoài ra, ông này cũng thường xuyên dở các chiêu bài rạch mặt ăn vạ kiểu Chí Phèo và đổ lỗi cho chính quyền. Nhưng trò này lại biết bao lần vạch mặt và cho Lợi những thất bại ê chề.
Hoạt động có vẻ quyết liệt như vậy, nhưng từ lâu nay, khi mà lần lượt các nhà dân chủ được ghi nhận và nhận các giải thưởng quốc tế về nhân quyền, thì Lợi lại bị ghẻ lạnh và những giải thưởng đó như một thứ xa xỉ đối với Lợi. Có thể lý giải bằng một số lý do sau:
Các hoạt động nêu trên của Lợi chỉ mang tính võ mồm mà không có bất kỳ hành động nào cụ thể. Cũng là linh mục cực đoan nhưng Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục giám cầm loa đi kêu gọi giáo dân kích động hay Nguyễn Ngọc Nam Phong thì còn lấy cả giáo đường làm nơi oang oang các luận điệu chống Nhà nước trước hàng trăm giáo dân, biến các buổi lễ tại Thái Hà thành các bài tuyên truyền chửi chế độ. Gần với Lợi ở giáo phận Huế có Nguyễn Văn Lý thì hoạt động đến mức hết ra tù, nhập khám bởi các hoạt động mang nặng tính cực đoan và rất rõ ràng. Còn Lợi thì nhìn lại cũng chỉ có mấy cái status trên trang cá nhân, mấy cái thông cáo, hay kháng thư mang tính chất minh họa chứ chưa đủ yếu tố để được cộng đồng dân chủ ghi nhận.
Hơn nữa, chính vì các hoạt động chỉ mang tính võ mồm của mình mà Lợi không được đồng bọn đánh giá cao. Nhìn lại thì thấy rằng, cùng tham gia hoạt động với mình như vậy trong khi Nguyễn Văn Lý hết ra tù vào khám thì Lợi vẫn ung dung được tự do bên ngoài xã hội hội. Rồi đến cả khi các linh mục giáo phận Vinh đang hừng hực khí thế chống phá chính quyền thì Lợi lại không đủ bản lĩnh tổ chức cho các cuộc tuần hành. Từ đó, có thể cho thấy thứ bậc xếp hạng của Lợi trong làng dân chủ không hề cao nên mỗi giải thưởng về nhân quyền thì chẳng nhà dân chủ nào đề xuất trao cho Lợi cả.
Công Mẫn

2017/04/09

Thấy gì từ việc “Hội đồng Liên tôn Việt Nam” bị vạch mặt?

2016/11/22

PHAN VĂN LỢI RẤT NGU MUỘI KHI NÓI VỀ LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân đã được Hiến pháp quy định. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề này. Để tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân cũng như các tín đồ tôn giáo có hành lang pháp lý vững chắc để thực hiện các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được quy định trong Hiến pháp, ngày 18-11, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo với 417/428 đại biểu tán thành, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2018.
PHAN VĂN LỢI RẤT NGU MUỘI KHI NÓI VỀ LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
Ngay sau khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo được thông qua thì một trong những kẻ đội lốt tôn giáo, chuyên tiến hành lợi dụng tôn giáo để thực hiện các hoạt động chống phá đất nước Phan Văn Lợi ngay lập tức đã lên tiếng. Trên trang cá nhân của mình, ông ta chia sẻ “Việt Cộng vừa hoàn thành sợi dây thòng lọng tròng vào cổ các tôn giáo, cực lực phản đối Luật tôn giáo của Hà Nội, một luật man rợ, phi lý, chỉ nhằm bóp nghẹt tự do tôn giáo và củng cố quyền lực của Đảng”.
Và cái lí do để vị linh mục này đưa ra quan điểm hết sức ngu xuẩn đó là: “ở các nước văn minh người ta không bao giờ ra luật tôn giáo cả. Lý do thứ hai các luật lệ trong chế độ cộng sản này không để phục vụ nhân quyền mà chỉ để phục vụ cho sự cai trị của đảng cộng sản mà thôi.”. Những phản ứng và những lý do mà vị thầy tu này đưa ra mới đậm chất chống phá làm sao và nó còn thể hiện trình độ hiểu biết hạn chế hết mức của Phan Văn Lợi. Bởi lẽ:
Thứ nhất, Luật tín ngưỡng, tôn giáo thể hiện chính sách dân chủ, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức tôn giáo, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; tôn trọng và bảo đảm nguyên tắc những việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo do các tôn giáo tự giải quyết theo hiến chương, điều lệ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Điều đó đã làm lành mạnh hoá các quan hệ tôn giáo và hoạt động tôn giáo vì lợi ích chính đáng của tín đồ và tổ chức tôn giáo, vì lợi ích chung của toàn xã hội trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập và giao lưu quốc tế.
Thứ hai, ông ta nhận thức hết sức sai lầm về quan điểm của các quốc gia trên thế giới về tôn giáo. Các quốc gia văn minh trên thế giới đều có những quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Để bảo đảm cho quyền này được thực thi trong đời sống xã hội thì Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh nó. Điều này phản ánh quy luật tất yếu của sự phát triển của tôn giáo cũng như sự phát triển của xã hội loài người. Không những thế luật pháp quốc tế cũng đã có những quy định về quyền tự do, tín ngưỡng và việc thực hiện quyền này như tại Khoản 3, Điều 18 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị đã quy định rõ:“Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác”.
Vậy, phải chăng Phan Văn Lợi nghĩ rằng, mình là một thầy tu, là một chức sắc trong cộng đồng tôn giáo nên nói gì cũng được, nói gì người ta cũng sẽ nghe theo? Nhưng xin thưa, ông ta không nói thì có lẽ chẳng ai bảo ông ta câm cả, còn khi ông ta đã nói ra thì lại cho thấy sự ngu xuẩn hết mức về trình độ hiểu biết của mình.
Công Mẫn