Chiềng Chạ
Được biết đến là Trung tâm hành hương lớn nhất của người theo đạo Công
giáo trên dải đất Nghệ - Tĩnh - Bình, thánh địa Trại Gáo là địa điểm thứ
hai sau nhà thờ chính tòa Xã Đoài được hàng ngũ chức sắc Giáo phận Vinh
chọn làm nơi tổ chức các sự kiện quan trọng của Giáo phận. Và nơi đây,
theo quan niệm của người theo đạo Công giáo, chính sự linh thiêng do
Thánh Anton mang lại nên những ai hành hương tới đây đều có được sự bình
an lạ thường và từ chỗ là trung tâm hành hương chỉ giành riêng của
người theo đạo Công giáo, thánh địa Trại Gáo từ lâu đã trở thành một địa
chỉ tâm linh lớn, thu hút cả những người ngoài đạo Công giáo tham gia.
Paulus Lê Sơn (bên
trái, mặc áo phông) bên cạnh người bạn tù Thái Văn Dung (cả hai đều là
bị cáo trong phiên tòa xét xử vụ án "Hồ Đức Hòa và đồng bọn hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" được Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đưa
ra xét xử hôm 23/5/2013.
Có lẽ những thông tin được đề cập trên đã quá rõ ràng và một người mới
đến cũng hoàn toàn tiếp cận được, người viết chỉ muốn nhắc đến một câu
chuyện mà có lẽ chắc nhiều người đã từng biết nhưng thời gian có thể đã
xóa nhòa và làm cho chuỗi ký ức đó không còn nguyên vẹn như xưa. Và căn
nguyên gợi nhớ và dẫn đến ý định nói ra những điều sau đây xuất phát từ
một đoạn trần tình của một người có tên là Paulus Lê Sơn:
"Về Thăm Linh Địa Trại Gáo thuộc Giáo Phận Vinh, Nghệ An mới thấy được lòng yêu mến của Giáo dân địa phận này với Thánh An Tôn. Một nơi linh thiêng và bình an cho bất cứ ai đến đây để hành hương.
Được biết trước phiên tòa Phúc thẩm xét xử các thanh niên Công giáo tại Nghệ An vào ngày 23/05 thì vào lúc chiều tối ngày 22 tháng 5 năm 2013, nhiều tín hữu từ xa đã đến linh địa Trại Gáo để chuẩn bị cho thánh lễ, bất ngờ xuất hiện mấy người mặc thường phục chặn xe chở khách hành hương, họ còn đòi lục soát những người trên xe, Mấy người vô cớ chặn xe đã bị giáo dân bắt giữ, và sau đó phát hiện ra những người này chính là công an. Ngay sau đó “Hội đồng mục vụ” Trại Gáo cũng được bên công an huyện gọi điện yêu cầu thả những người đó ra. Những làn sóng người dâng lên để bảo vệ tự do công lý.
Linh Địa Trại Gáo vốn linh thiêng và yên bình là vậy, nhưng khi đối mặt với bất công bạo quyền, sóng đã nổi lên tựa thác lũ cuồng phong. Tất cả vì tự do công lý, và trên hết là vì quyền con người cao cả, thiêng liêng.
Paulus Lê Sơn (Lê Văn Sơn, người đeo kính) cùng đồng bọn trong vụ án (Nguồn: internet).
Sẽ có người sẽ tự hỏi Paulus Lê Sơn và
cơ hồ làm rõ thân thế của nhân vật này câu chuyện đang được nói đến sẽ
sáng rõ được đôi phần. Là một giáo dân đến từ Giáo phận Thanh Hóa nhưng
không hiểu cơ duyên gì khiến Sơn kết bạn và đồng hành cùng với những
người Công giáo địa phận Vinh trong vụ án "Hồ Đức Hòa và đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân"
được Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đưa ra xét xử vào ngày 23/05/2013.
Cùng chịu xét xử với Sơn có 13 bị cáo khác gồm: Nguyễn Văn Duyệt (33
tuổi), trú xã Quỳnh Vinh, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An; Nguyễn Xuân Anh (31
tuổi), trú xóm 4, xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An; Hồ Văn Oanh (28 tuổi),
trú phường 3, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh; Hồ Đức Hoà (39 tuổi), trú số
nhà 21, ngõ 6, đường Trần Quốc Toản, TP Vinh, Nghệ An; Nguyễn Đình Cương
(32 tuổi), trú xóm 4, xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An; Trần Minh Nhật (25
tuổi), trú xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng; Thái Văn Dung (25
tuổi), trú xóm 4, xã Diễn Hạnh, huyện Diễn Châu, Nghệ An.
Về tội danh của các bị cáo được Viện kiểm sát nhân dân ghi rõ: "Từ
đầu năm 2009 đến cuối năm 2011, các bị cáo đã được tổ chức “Việt Nam
canh tân cách mạng đảng” (Việt Tân), một tổ chức phản động lưu vong ở
nước ngoài, móc nối đưa các đối tượng sang Thái Lan, Hoa Kỳ,
Philippines, Campuchia... để huấn luyện và lên kế hoạch hành động, nhằm
lật đổ chính quyền nhân dân bằng phương thức “diễn biến hòa bình” thông
qua phương pháp “bất bạo động”.
Cũng tại phiên xét xử (phiên phúc thẩm) này cùng với Nguyễn Văn Duyệt,
Nguyễn Xuân Anh và Hồ Văn Oanh, Lê Văn Sơn do đã tỏ ra thành khẩn khai
báo, ăn năn hối hận về hành vi phạm tội đã thực hiện và có ý thức sửa
chữa lỗi lầm nên đã được giảm án phạt so với bản án được tuyên phạt
phiên Sơ thẩm.
Có lẽ phiên tòa sơ thẩm đang được nói đến sẽ chẳng có gì phải bận tâm
nếu hôm trước đó (ngày 22/5/2013) tại giáo họ Trại Gáo (cũng đồng thời
là thánh địa Trại Gáo) không diễn ra lễ cầu nguyện cho cho 14 đối tượng
trong đó có Lê Văn Sơn ở phiên phúc thẩm ngày mai. Và cũng xin nhắc lại
đây là một biểu hiện cho thấy một bộ phận người Công giáo địa phận Vinh
đã biến tướng ý nghĩa, tinh thần của sự hiệp thông trong giáo lý đạo
Công giáo (xem thêm: http://nguoicondatme.blogspot.com/2016/01/khi-tinh-than-hiep-thong-bi-bien-tuong.html) khi cầu nguyện cho những tên tội phạm mưu đồ lật đổ chính quyền.
Vị chủ chăn chủ lễ hôm đó không ai khác chính là Linh mục An tôn Đặng
Hữu Nam, vị Linh mục trong câu chuyện ẩu đả sau va quyệt giao thông gây
sự chú ý mấy hôm nay tại xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Nếu
ai đó đã từng nghe qua bài rao giảng của Linh mục này trong lễ tại giáo
họ Yên Lạc, thuộc giáo xứ Xuân Kiều (Xã Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc, tỉnh
Nghệ An - tại đây) hẳn sẽ hình dung được ông này đã nói gì tại buổi lễ đó.
Với một hoạt động mà tin chắc chỉ cần tư duy của một đứa trẻ thôi cũng
đủ khiến chúng sẽ phải làm gì, chính quyền, lực lượng Công an đã có mặt
trong cuộc lễ như một yếu tố đảm bảo rằng tình hình ANTT sẽ được đảm bảo
trong tình trạng đông đảo người đến dự; và sẽ không có chuyện gì cho
phiên tòa ngày hôm sau. Ấy vậy nhưng, thay vì nhận thức sự có mặt đó của
lực lượng Công an cùng đại diện các nhà chức trách như một hành động có
tính hỗ trợ, giúp sức thì cả Linh mục Đặng Hữu Nam và đám chiên cực
đoan đã bày trò, cố tình tạo cớ để tiến hành bắt giữ, đánh đập số cán bộ
Công an đang thực thi nhiệm vụ. Và cái theo Lê Văn Sơn là "Những làn sóng người dâng lên để bảo vệ tự do công lý" thực
chất hành động ăn theo sau khi được kích động; hành động bắt giữ người
trái pháp luật đã được đám đông giáo dân hỗn loạn thực hiện ngay sau
đó.
Theo dõi câu chuyện chắc sẽ không quá khó để nhận ra rằng, Linh mục Đặng
Hữu Nam và đám giáo dân quá khích kia đang cố tình tạo ra một sự đối
trọng, sức ép cần thiết trong phiên tòa ngày mai nhưng xem chừng hành
động ấy đã trở nên vô nghĩa. Cái mất lớn nhất trong sự việc này là đã
làm xấu đi hình ảnh người Công giáo trong mắt xã hội và đáng nói hơn,
chính những kẻ phá đạo trong cuộc lễ hôm đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ
tới cái chốn thiêng liêng bậc nhất địa phận. Thiết nghĩ, nhắc lại chuyện
cũ để mà sám hối là chuyện nên làm nhưng nhắc lại để mà tiếp diễn những
câu chuyện tương tự thì nên chăng cần xem lại. Đó là thông điệp mà
những ai đến với Trại Gáo cần biết để nơi đó không chỉ là chốn thiêng
liêng mà còn là nơi làm cho người Công giáo đẹp hơn trong mắt xã hội!
No comments:
Post a Comment