http://vietnamngayve.blogspot.com/2016/01/tuyet-roi-va-cac-nha-ao-uc-gia.html
Tuyết
rơi khá dày ở Sapa thu hút rất đông khách du lịch thập phương kéo đến
đây (bên trái), tuy nhiên thời tiết rét đậm này cũng khiến nhiều gia súc
tại đây bị chết (Nguồn: Internet)
Những
ngày này, nhiệt độ tại miền Bắc so với mốc kỷ lục 33 năm trước đều giảm
từ 1-2 độ C. Nhiều nơi ghi nhận ngưỡng dưới 0 độ C. Theo thông tin từ Trung
tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho hay, do ảnh hưởng của
không khí lạnh có cường độ mạnh nên từ ngày 24/1 đến nay ở các tỉnh Bắc
Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục xảy ra rét đậm, rét hại diện rộng. Nhiều
nơi ghi nhận nhiệt độ dưới 0 độ C như Sa Pa -2 độ C, Đồng Văn (Hà
Giang) -0,2 độ C, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) -0,4 độ C, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) -4
độ C. Băng
giá và tuyết đã xuất hiện tại các đỉnh núi cao như Mẫu Sơn (Lạng Sơn),
Sa Pa, Ô Quý Hồ (Lào Cai), Phia Oắc (Cao Bằng), Yên Tử (Quảng Ninh) và
một số địa phương ở huyện Tương Dương, Kỳ Sơn (Nghệ An). Do đi kèm với mưa, độ ẩm cao, cảm giác rét buốt càng tăng.
Tuyết
rơi tại các địa điểm trên kéo theo nhiều khách du lịch ở dưới xuôi, ở
các địa phương khác nhau thích thú kéo về những nơi có tuyết rơi để du
lịch, trong đó Sapa - điểm hẹn lý tưởng của những khách du lịch thích
khám phá, ngắm vẻ đẹp lung linh tuyết rơi và vẻ đẹp tiềm ẩn bà con dân
tộc nơi đây. Những
tin tức đầu tiên về tuyết rơi trên miền Tây Bắc đã làm cho người dân Hà
Nội, ở trong TP Hồ Chí Minh và các tỉnh khác thích thú…ùn ùn kéo đến để
chụp ảnh, để thưởng thức cảm giác sung sướng tột cùng trong tuyết rơi. Tuy
nhiên, khi các khách du lịch, cộng đồng mạng đang ngất ngây với những
bức ảnh lung linh, huyền ảo, lãnh mạn với tuyết rơi tại Sapa thì có một
số ý kiến lại tỏ ra không hài lòng khi kêu gọi mọi người dừng ước có
tuyết rơi nữa, bởi vì nhiệt độ xuống thấp khiến nhiều gia súc bị chết,
trong đó có trâu, mùa màng thất bát.
Những
tranh luận nảy lửa về tuyết rơi ở Sa Pa vẫn chưa dừng lại. Người thì
chê những kẻ đi ngắm tuyết là ích kỷ, vô tâm vì chỉ biết nghĩ đến niềm
vui của mình, đến sở thích của bản thân mình mà không biết rằng, tuyết
rơi trắng xóa cũng tại nơi đây là bao
cảnh đói nghèo của bà con ngày giáp hạt, là mất mùa, là cái lạnh thấu
xương những đứa trẻ vùng cao. Người thì bênh những “phượt thủ”, những
tay săn ảnh bởi họ đến Sa Pa vì niềm đam mê cái đẹp. Và người thì tỏ ra
là các nhà "đạo đức", có lương tâm thì tỏ ra thương cảm với cảnh những
con trâu trên Sa Pa bị chết do không chịu được lạnh. Về vấn đề này, Vietnamngayve có đôi lời như sau:
Thứ nhất, xin khẳng định rằng, tại Sa Pa không hoàn toàn như một số ý kiến cứ mặc định rằng, người
dân miền núi luôn gắn liền với hình ảnh vất vả, luôn thiếu quần áo, bị
cóng lạnh khi đông về vì những ngôi nhà đơn sơ gió lùa và cái đói mùa
giáp hạt. Những cảnh đấy dĩ nhiên là có, đặc biệt là đối với vùng miền
núi cao, những bản làng xa xôi nhưng không phải là ở Sa Pa. Ở Sa Pa (cả
Thị trấn và rộng hơn nữa là huyện Sa Pa), tập trung đa số là người đồng
bào bản địa người Mông, người Dao, người Hà Nhì sống trên núi cao và những người Kinh di dân lên Sa Pa tìm kế mưu sinh.
Thiên
nhiên ưu đãi nơi đây có khí hậu "lạ" so với khí hậu chung của miền Bắc,
ví dụ như vào mùa hè, ở các khu vực khác như Hà Nội nóng có thể lên tới
35-40 độ nhưng ở Sa Pa thì nhiệt độ ở đây chỉ dao động từ 8-10 độ C mà
thôi. Ngoài ra, khung cảnh nơi đây cũng rất đẹp, nên thơ và đầy lãng
mạn. Bởi thế, hàng năm, nơi đây "hút" rất đông khách du lịch trong và
ngoài nước đến tham quan, du lịch. Ấy vậy, mới có câu chuyện, trẻ em ở
Sa Pa mới 5, 6 tuổi đã có thể nói vanh vách tiếng Anh với khách du lịch nước ngoài với kiểu phát âm lơ lớ nhưng cũng đủ khiến cho khách nước ngoài thích thú.
Thứ hai,
tuyết rơi khiến nhiều du khách thích thú và đến Sa Pa du lịch cũng là
một động thái góp phần vào phát triển du lịch nơi đây. Những mặt hàng
được bày bán, các khách sạn, nhà nghỉ...đều nườm nượp khách du lịch, há
chẳng phải nhờ tuyết rơi mà số lượng khác du lịch đổ về nhiều như trên?
Nếu khách du lịch "ngừng" đổ lên Sa Pa thì liệu tuyết có ngừng rơi và
nhiệt độ có "nhỉnh" lên vài độ C cho thời tiết ấm áp hơn hay không?
Thứ nữa, do khí hậu ở Sa Pa là nơi quanh năm lạnh giá và vì thế người dân đã quen với thời tiết này, quen với việc chống chọi với cái rét. Những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên, học tập vè rèn luyện trong môi trường ấy từ nhỏ nên đối với chúng, rét đến mức có tuyết rơi là điều hết sức bình thường. Bởi vậy, những bức ảnh chụp về những đứa trẻ mặc mong manh, chân không đi giày, dép hoặc đi dép đơn sơ cũng không hẳn là do bố mẹ những đứa trẻ không có quần áo cho chúng mặc. Mà đôi lúc, những đứa trẻ mặc như thế đối với chúng là thoải mái. Ngoài ra, có nguồn tin cho rằng, do đặc thù, họ là những người dân tộc nên những bộ áo quần dân tộc ấm áp chỉ được dùng khi họ lên thị trấn bán hàng hay vào dịp quan trọng như ngày lễ, Tết... Vì quần áo đặc trưng của dân tộc của họ không phải mua ở đâu cũng có mà phải tự tay dệt, rất mất nhiều thời gian và công sức nên bình thường họ mặc xoàng xĩnh để "giành" quần áo đẹp mỗi lúc ra thị trấn.
Thứ nữa, do khí hậu ở Sa Pa là nơi quanh năm lạnh giá và vì thế người dân đã quen với thời tiết này, quen với việc chống chọi với cái rét. Những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên, học tập vè rèn luyện trong môi trường ấy từ nhỏ nên đối với chúng, rét đến mức có tuyết rơi là điều hết sức bình thường. Bởi vậy, những bức ảnh chụp về những đứa trẻ mặc mong manh, chân không đi giày, dép hoặc đi dép đơn sơ cũng không hẳn là do bố mẹ những đứa trẻ không có quần áo cho chúng mặc. Mà đôi lúc, những đứa trẻ mặc như thế đối với chúng là thoải mái. Ngoài ra, có nguồn tin cho rằng, do đặc thù, họ là những người dân tộc nên những bộ áo quần dân tộc ấm áp chỉ được dùng khi họ lên thị trấn bán hàng hay vào dịp quan trọng như ngày lễ, Tết... Vì quần áo đặc trưng của dân tộc của họ không phải mua ở đâu cũng có mà phải tự tay dệt, rất mất nhiều thời gian và công sức nên bình thường họ mặc xoàng xĩnh để "giành" quần áo đẹp mỗi lúc ra thị trấn.
Cuối cùng,
những ý kiến chửi bới, lên án những "phượt thủ", các khách du lịch đang
đổ về Sa Pa chơi nghịch tuyết với những bức ảnh "tự sướng" đăng công
khai lên mạng phải chăng họ là những nhà "đạo đức giả". Tuyết rơi
là do thời tiết tạo nên, việc trâu, bò chết, hoa màu của bà con bị thất
thu do tuyết rơi đó nguyên nhân khách quan. Việc từng dòng người tấp
nập đổ dồn lên Sa Pa để du lịch trong mùa tuyết rơi này đang gián tiếp
góp phần thúc đẩy ngành du lịch nơi đất phát triển và song song với điều
này là đẩy mạnh nền kinh tế khởi sắc hơn, cuộc sống người dân cũng khấm
khá hơn nhờ biết khai thác thế mạnh du lịch địa phương mình. Đừng ngồi
nhà làm "anh hùng bàn phím" rồi đăng đàn góc nhìn lệch lạc của bản thân
rồi đánh bóng nó thành "đám đông", "dư luận". Hãy vác ba lô lên và đi đến nơi có tuyết rơi mà tìm hiểu tuyết rơi và cuộc sống người dân ở Sa Pa hỡi các "anh hùng bàn phím", các nhà "đạo đức giả".
An Chiến
No comments:
Post a Comment