2016/01/27

Sợ Campuchia gây chuyện trong Hội nghị thượng đỉnh Asean - Mỹ và cái kết từ hành động của người Mỹ

 http://molang0205.blogspot.com/2016/01/so-campuchia-gay-chuyen-trong-hoi-nghi.html

Chiềng Chạ

Như đã nói ở bài viết trước đó, dự kiến "cuối năm nay, ông Obama sẽ trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm Lào, trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh ASEAN nơi Vientiane sẽ là chủ nhà". Nội dung sẽ được ưu tiên bàn ở Hội nghị thượng đỉnh Asean - Mỹ không ngoài vấn đề Biển Đông và chiến lược của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á. 

Để dọn dường cho chuyến thăm của Tổng thống Obama và đạt được những kết quả thuận lợi trong Hội nghị thượng định, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có chuyến công du một số nước tại khu vực Đông Nam Á trong đó có Lào và Campuchia. Và theo một phản ánh chính thức từ cuộc hội kiến giữa ông John Kerry và Thủ tướng Chính phủ Lào Thongsing Thammavong thì phía Lào đã nhất trí sẽ hỗ trợ Mỹ chế ngự Trung Quốc trên Biển Đông; mặt khác, là quốc gia sẽ đảm nhận chức vụ chủ tịch luân phiên Asean trong năm 2016 nên với việc đạt được thoả thuận với người Lào (tất nhiên Mỹ cũng đã phải đánh đổi những thứ người Lào cần) được cho là thành công đối với chính giới Mỹ. Tuy nhiên để tạo được sự đồng thuận cần thiết trong nội bộ Asean trong vấn đề Biển Đông cũng như một số chiến lược khác đối với Trung Quốc thì Mỹ vẫn còn một chướng ngại khác là Campuchia. 
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) được Thủ tướng Campuchia Hun Sen chào đón tại Phnom Penh hôm 26-1. Ảnh: Reuters 

Cho đến thời điểm hiện tại dù thời gian đã trôi qua hơn 2 năm sau hội nghị thượng đỉnh của Asean dưới thời Campuchia đảm nhận chức chủ tịch luân phiên Asean. Song có một điều rất dễ thấy là người ta chưa thể quên được rằng chính Campuchia với quyền phủ quyết cao nhất của mình đã ngăn cản việc ra đời bộ quy tắc ứng xử chung trên Biển Đông - một trong những điều được cho là sẽ cản được bước tiến của Trung Quốc trên Biển Đông. Và dù không đảm nhiệm chức danh Chủ tịch luân phiên Asean nhưng nó không đồng nghĩa với việc Campuchia sẽ đóng vai "kỳ đà cản mũi" thêm một lần nữa trong thống nhất chủ trương, biện pháp giải quyết vấn đề Biển Đông. 

Vì vậy, có thể xem đó là lí do tại sao sau chuyến thăm Lào, Ngoại trưởng Mỹ Kerry có cuộc gặp với Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại Phnom Penh. Tại đây hai bên tập trung thảo luận về Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN sắp diễn ra tại bang California vào tháng 2 tới. Và theo một logic thường thấy Ngoại trưởng Mỹ sẽ tiếp tục đặt vấn đề đề nghị Campuchia hỗ trợ Mỹ và các nước Asean trong việc chế ngự Trung Quốc trên Biển Đông. Cũng theo phản ánh trong khuôn khổ chuyến thăm Campuchia, "ông Kerry cũng sẽ gặp phó chủ tịch CNRP, các nhóm xã hội dân sự, để nêu bật sự ủng hộ của Mỹ đối với “quyền con người, quyền công dân và không gian chính trị” của Campuchia". Tuy nhiên, có thể ở một bối cảnh khác, chuyến thăm của ông Kerry sẽ ít nhiều tạo được những hiệu ứng tích cực, Campuchia sẽ dễ dàng hơn trong việc xuôi theo đề nghị của Mỹ. Song "Chuyến thăm của ông Kerry diễn ra giữa lúc chính phủ của ông Hun Sen đang đối mặt sức ép ngày càng lớn từ Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) sau cuộc bầu cử năm 2013" và mặc cho Chủ tịch CNRP Sam Rainsy đang phải sống lưu vong cũng không ảnh hưởng quá nhiều tới sức ép mà Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) lên Chính phủ của Thủ tướng Hun Sen. 

Mặt khác, để duy trì lợi thế trước CNRP trong cuộc bầu cử dự kiến sẽ diễn ra vào đầu năm 2018 thì việc đảm bảo ổn định chính trị bên trong đất nước được cho là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ do thủ tướng Hun Sen đứng đầu. Theo đó, việc tránh những bất đồng với Trung Quốc (đất nước được cho là dung dưỡng và đứng đằng sau CNRP) là yêu cầu cao nhất đối với Chính phủ Campuchia trong bối cảnh hiện tại. Cho nên, dù vị Ngoại trưởng Mỹ đã áp dụng hết bài trong việc lôi kéo Campuchia nhưng khả năng thành công là rất ít và rất có thể "Campuchia vẫn quyết giữ lập trường về Biển Đông". 

Vậy nhưng, cũng phải khẳng định rằng người Mỹ chưa phải đã hết hi vọng về một sự thống nhất chung giữa Asean - Mỹ trong vấn đề Biển Đông trong mối tương quan với Trung Quốc. Bởi năm 2016, Lào mới là quốc gia đảm nhận chức chức vụ Chủ tịch luân phiên Asean. Đồng thời cũng cần thấy rằng, trong mối quan hệ với Trung Quốc, nếu không vì những tác động của quốc gia này với tình hình chính trường bên trong thì Campuchia cũng có lí do để khước từ lời đề nghị của Mỹ bởi cho đến nay nền kinh tế nước này đã nhận được không ít sự tài trợ của TQ. Họ sẽ không dại gì từ bỏ một thứ đang có để tiếp nhận một thứ chưa rõ ràng, không xác thực!

No comments: