http://molang0205.blogspot.com/2016/01/vi-sao-tham-luan-cua-bo-truong-bui.html
Mẹ Đốp
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Bùi Quang Vinh phát biểu tại Đại hội Đảng CSVN lần 12 ngày 22/1/2016 (Nguồn: Internet).
"Đổi mới hệ thống chính trị" để phù hợp với nền kinh tế thị trường. Đó
là nội dung chính được toát lên từ bài tham luận của Đại biểu Bùi Quang
Vinh, bộ trưởng Kế hoạch- Đầu tư nêu ra tại Đại hội Đảng Cộng sản đang
diễn ra tại Hà Nội từ ngày 21/1/ 2016 đến nay. Đây cũng là bài phát biểu
tham luận được dư luận đánh giá cao và cũng được nhiều tờ báo dẫn lại
như một "hiện tượng" tại Đại hội lần này. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra
là tại sao dù bài phát biểu đề cập đến một vấn đề không mới và nói như Người con đất mẹ thì "trên
thực tế tại nhiều văn kiện của Đảng, Nghị quyết của Ban Chấp hành TW
Đảng khóa XI và các hội nghị Tổng kết của Đảng và các ban trực thuộc đã
không ít lần nhấn mạnh đến sự tương thích giữa cơ chế phát triển kinh tế
và hệ thống chính trị. Một nền kinh tế muốn thực sự phát triển đúng
nghĩa và bền vững thì các cơ chế vận hành từ hệ thống chính trị luôn
phải có sự tương thích nhất định. Nó cũng giống như để một đứa học sinh
có tiềm năng phát triển thì ngoài việc có đủ chất dinh dưỡng trong ăn
uống thì chính nó cũng cần một người thầy giỏi" song lại gây được sự
chú ý đặc biệt đến thế. Và điều đáng nói là ngay cả đám người vốn được
biết là không quá mặn mà với "sự nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam",
thậm chí đã không ít lần có hoạt động chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam
như Nguyễn Lân Thắng cũng đánh giá rất cao bài phát biểu này của Bộ
trưởng Bùi Quang Vinh:
“Thực ra yêu cầu thúc bách hệ thống chính trị của Việt Nam phải có thay đổi đã có từ khá lâu rồi; nhưng chưa bao giờ nó dồn dập đến như bây giờ. Và tình hình kinh tế, chính trị dường như đến bước đường cùng rồi. Có thể chỉ có một sự kiện, một việc nào đó mà tác động thêm một chút nữa thôi thì như giọt nước tràn ly. Và có lẽ không còn đường nào cho Đảng cộng sản nếu như vẫn cứ tiếp tục kiên định con đường chủ nghĩa xã hội, vẫn tiếp tục kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì tất cả các nguồn lực xã hội cũng như khả năng vay nợ nước ngoài, cũng như tình hình bi đát của kinh tế, xã hội quá khủng khiếp rồi!”
Xin được lí giải điều bất thường này bởi chính lời phát biểu của Nguyễn Lân Thắng được trích dẫn ở trên.
Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh có đoạn nói: "Một
hệ thống chính trị phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trong
chiến tranh nay không còn phù hợp nền kinh tế thị trường, thậm chí còn
là rào cản, trở ngại cho sự phát triển”. Xin nói luôn đây là một
thực tế mà không phải đến bây giờ chúng ta mới nhìn thấy, nói ra và vì
thế tôi cũng rất đồng tình với Nguyễn Lân Thắng khi cho rằng: "Thực ra yêu cầu thúc bách hệ thống chính trị của Việt Nam phải có thay đổi đã có từ khá lâu rồi". Song
chính sự thiếu "dũng cảm" của những người nhận thức ra vấn đề đã khiến
một vấn đề không còn mới nữa nhưng vẫn đầy hơi hở thời sự. Và tôi cho
rằng điều làm nên "thương hiệu", tiếng tăm của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh
trong trường hợp này chính là dám nhắc lại một điều không mới nhưng vô
tình vì lí do này, lí do khác đã trở nên bị lãng quên.
Tuy nhiên, phải chăng cái "đổi mới hệ thống chính trị" để phù hợp
với nền kinh tế thị trường trong phát biểu của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh
là Đảng Cộng sản Việt Nam không còn kiên định con đường chủ nghĩa xã
hội, không tiếp tục kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (toàn văn: "Và
có lẽ không còn đường nào cho Đảng cộng sản nếu như vẫn cứ tiếp tục
kiên định con đường chủ nghĩa xã hội, vẫn tiếp tục kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì tất cả các nguồn lực xã hội cũng như
khả năng vay nợ nước ngoài, cũng như tình hình bi đát của kinh tế, xã
hội quá khủng khiếp rồi! - Nguyễn Lân Thắng”) như cách hiểu của Nguyễn Lân Thắng ở trên? Hay nó còn có một cách hiểu khác, cách tiếp cận khác?
Tôi nghi rằng chính vì hiểu ý nghĩa của "đổi mới hệ thống chính trị"
trong bài phát biểu của Bộ trưởng Vinh như thế nên Nguyễn Lân Thắng đã
vượt qua những định kiến thường thấy và không ngần ngại khi giành cho Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư một sự khen ngợi thực sự. Hay nói cách khác,
trong tư duy của Nguyễn Lân Thắng và những người như gã, "đổi mới hệ
thống chính trị" đồng nghĩa với việc "sự
thay đổi có tính chất nền tảng, thậm chí là sự thay đổi có tính bước
ngoặt như cái cách Liên Xô đã từng làm vào những năm cuối 80, đầu 90 và
dẫn tới sự sụp đổ của hệ thống XHCN tại LIên Xô và Đông Âu đầu những năm
90" và "là
một điều gì đó quá hệ trọng, quá đụng chạm đến nền tảng tư tưởng và con
đường mà Việt Nam đang theo đuổi dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản?". Mà không hiểu rằng: "đổi
mới hệ thống chính trị" có nghĩa chúng ta sẽ đi cắt bỏ, phá bỏ những gì
được cho là không hợp lý, không cần thiết trong bộ máy đang vận hành,
đang hiện có. Đồng thời, sẽ bổ sung vào đó những điều có tính động lực,
thúc đẩy những điều tiến bộ, tích cực".
Những vấn đề được nhắc tới có mang tính hệ trọng, liên quan hệ tư tưởng,
đường lối đi lên đó thực chất là những nội dung có tính nguyên tắc
trong "đổi mới hệ thống chính trị" được Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhắc
tới. Theo đó, việc "đổi mới hệ thống chính trị" theo cách hiểu của Bộ
trưởng Bùi Quang Vinh chắc chắn sẽ không thể thành công, thậm chí đối
diện với nguy cơ chệch hướng, lệch hướng nếu không bám sát, không quán
triệt các nguyên tắc được nói đến!
Hiểu như thế để thấy rằng, chúng ta trân trọng Bộ trưởng Bùi Quang Vinh
bởi ông đã dám nói thẳng, nói thật về một vấn đề hệ trọng, quyết định
rất lớn tới sự đi lên và tụt hậu của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên
không phải vì thế mà tự cho phép mình được hiểu sai, biến tướng lời phát
biểu của Bộ trưởng. Và tôi tin rằng những lời phát biểu tâm huyết của
Bộ trưởng đã được rất nhiều người lắng nghe và đấy là một tín hiệu tốt
cho đất nước. Hiểu đúng, hiểu trọn vẹn bài phát biểu của Bộ trưởng Bùi
Quang Vinh cũng chính là cách chúng ta tri ân ông - một con người yêu
nước đích thực!
No comments:
Post a Comment