2016/01/28

Phản đối lãnh đạo Đài Loan thăm đảo Ba Bình, Mỹ thể hiện quyết tâm chế ngự Trung Quốc trên Biển Đông

http://molang0205.blogspot.com/2016/01/phan-oi-lanh-ao-ai-loan-tham-ao-ba-binh.html


Mẹ Đốp
Trong động thái mới đây nhất, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Mỹ - Ngoại trưởng John Kerry đang có chuyến công du Châu Á, viếng thăm 03 quốc gia lần lượt là Lào, Campuchia, Trung Quốc là điểm dừng chân cuối cùng. Theo đó, mặc dù thất bại trong thuyết phục Campuchia hỗ trợ Mỹ trong việc chế ngự Trung Quốc trong Hội nghị thượng đỉnh dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 2 tới tại Mỹ, tuy nhiên với việc có được sự thống nhất ở Lào (quốc gia sẽ đảm nhận chức vụ chủ tịch luân phiên Asean) khiến cơ hội để Mỹ và Asean đi đến thống nhất trong áp dụng đối sách với Mỹ trên Biển Đông trở nên rõ ràng hơn. 
Lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu dự định thăm đảo Ba Bình ngày 28.1 (Nguồn: Internet). 

Và có thể thấy rằng, để hội nghị thượng đỉnh Asean được vận hành theo ý muốn, người Mỹ đã làm tất cả những gì có thể. Hành trình của ông John Kerry những ngày vừa qua phản ánh nỗ lực đó của người Mỹ trong tìm kiếm sự thống nhất trong Asean trong vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, ngoài chuyến đi của ông John Kerry thì đó chưa phải là toàn bộ nỗ lực của người Mỹ trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Asean. Động thái mới đây nhất trước thông tin nhà lãnh đạo đứng đầu Đài Loan "dự định thăm đảo Ba Bình" có thể xem là một động thái quyết liệt không kém. 


Trên thực tế, trước những sức ép đến từ Trung Quốc, nhất là trong chính sách "01 nhà nước 02 chế độ", Đài Loan không còn là một khu vực ảnh hưởng có tính truyền thống của Mỹ và đồng minh. Mỹ cũng không xem Đài Loan là một đồng minh của mình mặc cho trước đó Mỹ có công rất lớn trong việc xây dựng Đài Loan có được như ngày hôm nay. Song dường như tất cả những biến động có tính căn bản đó không quá ảnh hưởng tới quan hệ giữa Đài Loan và Mỹ. Tại đây, người Mỹ vẫn thiết lập được cái gọi là "Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan (AIT)" mà thực chất là một cơ quan đặc biệt của Mỹ đóng tại Đài Loan. Với cơ quan này, người Mỹ dù không "danh chính ngôn thuận" trong việc tác động hướng lái Đài Loan duy trì phát triển theo con đường TBCN nhưng thực chất nó đã thực hiện nhiều hơn chức năng của một "Viện Nghiên cứu" đơn thuần. 

Chính vì vậy, việc cơ quan Ngoại giao Mỹ phát đi thông điệp phản đối chuyến đi dự kiến của lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu đến đảo Ba Bình và xem đó là hành động "cực kỳ vô ích” và không góp phần giải quyết các tranh chấp trên tuyến đường thủy này thì tin chắc rằng nó sẽ tác động rất lớn tới việc thực thi ý định của người đứng đầu Đài Loan Mã Cửu Anh. Và tôi tin rằng, để duy trì mối quan hệ lâu dài với người Mỹ và để đảm bảo rằng sự "bảo trợ không chính thức" của người Mỹ sẽ giúp họ tránh được "nanh vuốt" của Trung Quốc thì Đài Loan sẽ hủy ý định của mình! 

No comments: