http://molang0205.blogspot.com/2016/01/rao-su-nguyen-inh-cong-chui-cong-soi-ai.html
Kính Chiếu Yêu
Chẳng
biết vị giáo sư ấy là giáo sư gì nên khi đọc bài "Đại hội-những điều
trái khoáy" đăng trên Bauxite thì đành gọi vị ấy là "Ráo sư" (RS) và
liên tưởng rằng, ông ấy đang chui Cống soi Đại hội 12 của Đảng.
Những "trái khoáy" mà RS phát hiện là thế này:
"Theo
hiểu biết thông thường thì chủ tịch đoàn là để điều khiển các hoạt động
của đại hội, như vậy chỉ từ 3 đến 7 người là đủ, cần gì đông?... Điều
trái khoáy là rất nhiều trong số họ chẳng làm gì từ đầu cho đến cuối,
nếu thay vào đó một cái tượng cũng chẳng sao".
RS
không hiểu nổi sự khác nhau của một đại hội của một tổ chức chính trị
với hội họp của một phường hội, đám đông nên không cần quan tâm đến số
lượng đoàn chủ tịch, vai trò của đoàn chủ tịch đoàn và tính dân chủ của
đoàn chủ tịch. Ráo sư nên biết rằng, Đoàn chủ tịch là cơ quan quyền lực
điều hành hoạt động của tổ chức giữa hai kỳ đại hội, chuyển giao quyền
lực của BCH cũ đã hết thời hạn sang một BCH mới chưa hình thành. Khoảng
trống quyền lực ấy được Đoàn chủ tịch đảm nhiệm. Số lượng nhiều hay ít
nó thể hiện tính đại diện cho đại biểu, 17 người đại diện cho 1510 đại
biểu thì đâu có nhiều. Quan trọng hơn, đoàn chủ tịch có quyền điều hành
chương trình nghị sự, đưa ra ý kiến để đại hội biểu quyết những vấn đề
của đại hội, chẳng hạn như cho ai rút hay không qua danh sách đề cử...
Sao lại nói "thay vào đó cái tượng cũng chẳng sao" hở RS. Ấy là chưa nói
RS lẫn lộn cả "Chủ tịch đoàn" với "Đoàn chủ tịch" thì viết làm gì.
"Ở
các nước dân chủ, các ứng viên để bầu vào chức danh nào đó thường do
ứng cử, tranh cử, hầu như không thấy đề cử. Tại VN có chuyện đề cử. Điều
trái khoáy xảy ra khi người được đề cử xin rút khỏi danh sách. Xin rút
là quyền của đại biểu nhưng cho rút hay không lại là quyền của người
giới thiệu, của chủ tịch đoàn, của đại hội. Nghe qua thì tưởng như thế
là dân chủ tập trung, nhưng nghĩ lại thì thấy nhân quyền bị vi phạm một
cách quá đáng".
Đấy
là nói lấy được, chẳng hiểu gì, nhập nhèm lẫn lộn giữa đại hội các đảng
phái chính trị với bầu cử Nghị viện, Tổng thống, nó được điều chỉnh
bằng điều lệ với pháp luật. Chỉ có nhà nước quân chủ mới không có đề cử,
ứng cử, chẳng có nhà nước dân chủ nào lại không có đề cử cả. Chính thể
"Cộng hòa đại nghị" hay chính thể "Cộng hòa Tổng thống", người đứng đầu,
nguyên thủ quốc gia đều phải do chính đảng của họ lựa chọn, đề cử làm
ứng viên tranh cử. Hiện nay, ở nước Mỹ các đảng cũng đang cho các ứng
viên của đảng mình tranh luận để chọn người đề cử. Ứng viên ngoài chính
đảng là ứng viên tự do. Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà
nghe.
Cái
"trái khoáy" mà ông nói về quyền xin rút khỏi danh sách đề cử do Đoàn
chủ tịch, Đại hội quyết định là thể hiện sâu sắc ý thức xây dựng Đảng
của đảng viên, thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ của ĐCS đấy RS ạ.
Khi đã đứng trong một tổ chức thì phải tôn trọng điều lệ, nguyên tắc
hoạt động của tổ chức đó. Mọi tiêu chuẩn ứng viên đều được dân chủ thảo
luận, quyết định trước khi đề cử, ứng cử. Ở đại hội phải tôn trọng
nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, nó khác với thứ phường hội tự xưng
của các ông. Nhân quyền khác với quyền của đảng viên, muốn có nhân quyền
tuyệt đối (mà trên thực tế là không có) thì đừng là đảng viên.
Ráo sư nói: "Điều
trái khoáy là trong các phiếu được phát ra cho đúng người có quyền bầu,
khi thu về có phiếu hợp lệ và bất hợp lệ. Thông thường người ta cho
những phiếu sau là bất hợp lệ: a- Phiếu không do ban bầu cử phát ra
(phiếu giả); b- Phiếu viết thêm tên người ngoài; c- Phiếu bầu số người
nhiều hơn quy định; d- Phiếu trắng".
Tất
cả những gì RS dẫn ra đều rất đúng, có gì mà "trái khoáy". Đấy là những
yếu tố trách nhiệm cần có của mỗi đảng viên trong xây dựng tổ chức mà
họ tự nguyện tham gia. Hơn nữa, RS chẳng hiểu gì về tính hợp lệ của nó
trong xem xét kết quả bầu cử theo quy chế bầu cử cả. Nếu đã thảo luận
thống nhất với quy chế mà vẫn làm trái với quy chế thì mới là "trái
khoáy".
Ráo sư nói: "Phiếu
bầu một người cũng là một dạng trái khoáy thường xảy ra ở các chế độ
độc tài. Trong trường hợp này phiếu trắng cũng phải xem là hợp lệ và
được kiểm. Thế nhưng có vài nơi người ta vẫn cho phiếu trắng là bất hợp
lệ, chỉ kiểm những phiếu hợp lệ, việc này đẩy sự độc tài và sự bịp bợm
lên đỉnh cao chót vót".
Ý
này thì thể hiện quá rõ ràng sự bịp bợm, não phẳng của ráo sư chứ chẳng
ai khác. Ông Cống ơi, ông chui dưới cống mà từ hôm 20/1 (ngày bài dăng
trên Bauxite) đã biết được cụ thể Quy chế bầu cử vừa mới được thảo luận,
thông qua hôm Đại hội trù bị (20/1) thì quả là chuột cống. Ông cũng
chẳng biết việc bầu Bộ chính trị, Tổng bí thư, Ban bí thư, Ủy ban kiểm
tra là do Ban chấp hành mới bầu chứ không phải là Đại hội bầu. Giả sử
chức danh bầu chỉ có một người mà vẫn có phiếu bị gạch tên thì chẳng ở
đâu coi là phiếu không hợp lệ cả.
Đúng là ráo sư chui cống mà tỏ ra nguy hiểm.
No comments:
Post a Comment