Trong
lúc các bài tham luận khác cứ sáo mòn với khuôn mẫu tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng, huy động sức mạnh của hệ thống chính trị, phát huy vai trò
của nhân dân... Thì bài phát biểu của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh như một
điểm sáng của diễn đàn tham luận.
Bài
phát biểu của ông đề cập đến vấn đề kinh tế là chủ yếu vì vai trò của
ông là kế hoạch đầu tư. Tuy nhiên ông cũng đã đề cập đến cả vấn đề hệ
thống chính trị với một phương diện rất khéo léo. Chậm đổi mới hệ thống
chính trị đang cản trở sự phát triển kinh tế. Vì vậy, phải cải cách hệ
thống chính trị, ông nói:
"70
năm qua, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà
nước, đoàn thể các cấp trong hệ thống chính trị gần như không thay đổi.
Một
hệ thống chính trị phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước
đây, đặc biệt là trong hoàn cảnh chiến tranh, nay đã không còn phù hợp
với điều kiện nền kinh tế thị trường, thậm chí là rào cản, trở ngại cho
sự phát triển..."
Sau
bài tham luận của ông, báo chí đã hết lời ca ngợi, dư luận đồng tình.
Ấy vậy nhưng, vẫn có không ít tiếng nói trái ngược cho rằng ông đã lộng
ngôn, làm trò... Nói vậy là chẳng hiểu gì cả.
Không
hiểu trước hết là vì không tường cách tổ chức diễn đàn của ĐCSVN. Đây
là diễn đàn để biểu hiện tính thống nhất về tư tưởng trong dánh giá tình
hình, xác định đường lối chính sách, hoạch định chương trình, kế hoạch
phát triển cho cả dân tộc chứ không phải là hội thảo tranh luận một vấn
đề chưa định tính. Vì vậy, mọi tham luận đều chỉ để minh họa rõ thêm cho
tính khái quát của văn kiện. Nó không được phép trái ngược, tung hỏa
mù.
Không
hiểu vì mọi tham luận đã được lên kế hoạch, dặt hàng trước, duyệt nội
dung từ trước, sắp xếp trình tự từ trước. Bộ trưởng Vinh không thể tự
động đứng lên trình bày một bài như thế nếu không được phép của Bộ Chính
trị. Kỷ luật Đảng về vấn đề gì rộng lượng, bao dung, tha thứ mình không
biết nhưng về vấn đề giữa Đại hội đảng thế này không có việc anh nói
những điều trái ngược với ý chí tối cao trong đảng.
Không
hiểu vì chính các vị - những người phản đối- đã không đọc dự thảo các
Văn kiện trình ra Đại hội. Báo cáo chính trị của Đảng, trong phần XÂY
DỰNG ĐẢNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH, NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN
ĐẤU CỦA ĐẢNG, mục "Tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng
và hệ thống chính trị" có đoạn viết:
"Tiếp
tục đổi mới bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn,
nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh dạo, chỉ đạo, điều hành. Nghiên cứu
thực hiện thí điểm hợp nhất một số cơ quan Đảng và Nhà nước tương đồng
về chức năng, nhiệm vụ.
Tinh
giản tổ chức, bộ máy gắn với tiếp tục phân định rõ chức năng, nhiệm vụ,
phương thức hoạt động của các tổ chức; Thực hiện kiêm nhiệm một số chức
danh và tinh giản biên chế trong toàn hệ thống chính trị. Nói chung,
thực hiện mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân
các cấp. Sớm tổng kết mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch Ủy ban
nhân dân xã, cấp huyện ở những nơi có đủ điều kiện".
Trên
thực tế, vấn đề cải tổ, đổi mới bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị
đã được nêu ra và tổ chức thí điểm từ lâu. Tỉnh Quảng Ninh là đơn vị cấp
tỉnh được thí điểm và mang lại hiệu quả rõ rệt. Ngay trong Đại hội này,
tham luận của đoàn Quảng Ninh đã đề cập sâu và khẳng định tính đúng đắn
của nó. Trước đó, một số xã, huyện cũng đã thí điểm tổ chức nhất thể
hóa một số chức danh, bộ máy.
Quá
trình cải cách nền hành chính, tư pháp trong nhiệm kỳ qua và việc phải
hoàn thành Luật về lập hội trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa này cũng đã nói
lên quyết tâm của Đảng CS đối với công cuộc đổi mới hệ thống chính trị.
Bối
cảnh mới của hội nhập quốc tế cũng đã đặt ra đòi hỏi về cải cách bộ máy
và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội quần chúng. Câu chuyện
TPP với công đoàn đã báo trước sự chuyển động của các tổ chức quần
chúng, dân sự.
Đúng như ông Vinh đã nói: "70
năm qua, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà
nước, đoàn thể các cấp trong hệ thống chính trị gần như không thay đổi"
trong lúc bối cảnh, tình hình đất nước đã có nhiều đổi mới, thay đổi.
Chúng ta đều có thể nhận thấy sự song hành của bộ máy Đảng, Nhà nước
cùng với các tổ chức chính trị xã hội đã tạo nên sự cồng kềnh về tổ chức
và sự cách bức, chồng chéo trong phối hợp, gánh nặng cho ngân sách đã
hạn chế sự phát triển.
Đổi
mới hệ thống chính trị là cần thiết, cấp bách. Tuy nhiên cần có những
bước đị thích hợp và đó là một trong những trọng tâm của thế hệ mới của
Đảng.
h.
No comments:
Post a Comment