2016/01/23

THAM LUẬN CỦA BT BÙI QUANG VINH BỊ LỢI DỤNG VÀ XUYÊN TẠC

http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2016/01/tham-luan-cua-bt-bui-quang-vinh-bi-loi.html

 

Cuteo@

Chiều nay, nghe tin Bộ Chính trị đã thống nhất giới thiệu TBT Nguyễn Phú Trọng tái cử, đám chống phá đảng lại hằn học tru tréo.

Một đạo diễn quá đát tung hô một bài viết hằn học với TBT Nguyễn Phú Trọng, mà thực chất là hằn học với chế độ chính trị ở nước ta hiện nay. Cả thằng tung hô và thằng viết đều biểu thị thái độ thất vọng bởi ý đồ của chúng và lũ vong nô đã bị chặn đứng qua việc lựa chọn nhân sự của đảng. Vì thế, dù giới thiệu bài viết, thằng đạo diễn quá đát kia cũng không quên chua thêm vài dòng để xỉ vả TBT Nguyễn Phú Trọng, nhưng tiếc thay, chính những dòng đó cho thấy nhận thức chính trị của lũ hề sân khấu chỉ có vậy, không có gì ngoài việc mạt xát TBT.

https://www.facebook.com/#

Đọc bài viết, ngoài thái độ thất vọng, tay Huỳnh Minh Đức kia, vẫn áp dụng chiêu chọc ngoáy, ly gián nội bộ, chia rẽ đoàn kết nội bộ đảng cộng sản Việt Nam thông qua việc ngợi ca bài phát biểu của Bộ trưởng KHĐT Bùi Quang Vinh. Chúng hả hê cho rằng, bài phát biểu đó nói lên và lột tẩy những băn khoăn, dây dứt của nhiều người trong chế độ từ lâu câm lặng, không dám lên tiếng và là "cú tát nãy lữa vào bộ chính trị, BCH TU Đảng, đặc biệt là vào mặt ông TBT Nguyễn Phú Trọng đại diện cho phe bảo thủ, thân Trung". 

Đúng là lũ mọi rợ về chính trị, nhưng lưu manh có thừa.

Khẳng định ngay, đó chỉ là giọng lưỡi của con cháu ngụy nô bán nước cầu vinh.

Bài phát biểu, nói đúng hơn là tham luận của BT Bùi Quang VInh khá dài, được VietNamNet đăng lại nói về việc đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới về kinh tế là yêu cầu cấp bách hiện nay. Chỉ những kẻ não mông mới nghĩ rằng, ai muốn tham luận thế nào cũng được tại Đại hội toàn quốc. Điều này có nghĩa, cả nội dung, người tham luận và thời lượng tham luận đã có sự thống nhất cao trong đảng, trong đó có TBT Nguyễn Phú Trọng.

Mở đầu BT Vinh Bộ trưởng Bùi Quang Vinh mở đầu tham luận bằng những con số được coi là hiện thân sống động cho thành quả không thể phủ nhận của 30 năm Đổi mới: Từ 1986 đến nay, thu nhập bình quân đầu người tăng 4 lần, tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 95% xuống còn dưới 5%. Nhưng thực tế, hiện nay VN vẫn là một nước nghèo.

Thằng đạo diễn và thằng ngụy kia, khi viết bài đã ém nhẹm đi nội dung nói về thành quả này, thay vào đó chúng méo loa cho rằng, TBT là người thân Trung Quốc. Không thể ngờ được, một kết luận bờ bụi vô căn cứ như thế tưởng chỉ có ở loại thảo khấu lục lâm ít học, nhưng sự thật nó lại được phọt ra từ miệng một kẻ được gọi là đạo diễn kiêm nhà thơ, họa sĩ.

Cũng cần nhắc lại, BT Bùi Quang Vinh có phát biểu "Đầu thế kỷ 19, vào năm 1820, VN đã có vị thế rất đáng nể trong khu vực về dân số cũng như quy mô kinh tế, lớn hơn cả Philippines và Myanmar gộp lại, gấp hơn 1,5 Thái Lan, thu nhập bình quân đầu người khi đó xấp xỉ mức trung bình của thế giới". 

Nên nhớ, ông Vinh dùng số liệu của năm 1820, khi đó Việt Nam vẫn là quốc gia phong kiến thời vua Minh Mạng với tên là Đại Nam mặc dù chưa được nhà Thanh chấp thuận chính thức. 

Việc phải xin nhà Thanh cho phép đổi tên nước nói lên vị thế gì của Việt Nam hả các ông dân chủ?

Việc xin phép như thế có nghĩa gì ngoài 2 chữ "lệ thuộc" hay "phiên thuộc" hả ông đạo diễn và thằng ngụy nô?

Cách so sánh dẫu thẳng thắn, nhưng chẳng mấy tin tưởng ấy sẽ không thể lý giải nổi vì sao khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam thì đâu đâu cũng có nạn đói xảy ra, mà đỉnh điểm là năm 1945, gây ra cái chết của hàng triệu người Việt Nam.

Tất nhiên, bài tham luận của BT Bùi Quang Vinh dùng số liệu năm 2014 để chỉ ra "thu nhập bình quân đầu người của nước ta chỉ bằng 1/5 mức trung bình của thế giới, nghĩa là 2.052 USD/gần 12 nghìn USD bình quân thế giới, chỉ bằng hơn 1/3 thu nhập bình quân của Thái Lan", hoặc so sánh với Hàn Quốc cũng có giá trị để chỉ ra rằng nhu cầu đổi mới kinh tế là tất yếu, và điều này cần đến sự đổi mới cả về chính trị. Điều này là hoàn toàn đúng đắn.

Nhưng đổi mới kinh tế và cả về chính trị không có nghĩa là thay đổi Tổng bí thư. 

Cả thằng đạo diễn già nua và tay ngụy nô kia đã thậm ngu đến mức, tưởng rằng, đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị là thay đổi người đứng đầu đảng.

Riêng tham luận của ông Bùi Quang Vinh có đoạn này tôi không đồng tình: "Thực tế 5 năm qua, chúng ta đã tích cực đổi mới thể chế kinh tế và đạt một số kết quả nhất định. Nhưng đổi mới về chính trị thì hầu như chưa làm. Chính vì vậy, công cuộc đổi mới trong 5 năm qua chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn". Ông không thể nói rằng ở Việt Nam đã đổi mới kinh tế, nhưng chưa đổi mới chính trị.

Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam được chính thức bắt đầu từ 1986 với khâu đột phá là đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế. Không thể nói một cách đơn giản rằng, ở Việt Nam, đổi mới kinh tế trước đổi mới chính trị sau. Trên thực tế, hai quá trình đó không tách rời nhau. Đổi mới tư duy, đổi mới các quan điểm, quan niệm về phương thức phát triển đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam, dù trước hết trong kinh tế thì cũng đã là đổi mới chính trị. Đổi mới các quan điểm chính trị chính là bước khởi đầu cho đổi mới trong kinh tế và trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội và đó chính là đổi mới các quan điểm chính trị trong lĩnh vực kinh tế. 

Thực tế ở nước ta cho thấy, dù chính trị đã có sự đổi mới, song thực tiễn đổi mới kinh tế đang đòi hỏi việc đổi mới chính trị phải tháo gỡ những trói buộc của các quan điểm chính trị, các chính sách, thiết chế, cơ chế hoạt động, tổ chức bộ máy... Mọi sự ràng buộc, lệ thuộc vào những quan điểm và thể chế cũ đang là xiềng xích trói buộc đổi mới chính trị và kìm hãm đổi mới kinh tế ở Việt Nam. 

Dài dòng như thế để thấy bài tham luận của BT Bùi Quang Vinh nhằm mục đích kêu gọi sự song hành trong đổi mới kinh tế và chính trị ở nước ta hiện nay, chứ hoàn toàn không phải nhằm vào các cá nhân nào trong đảng như tay đạo diễn và kẻ ngụy nô kia ăng ẳng.

No comments: