2016/01/26

Lí do CHDCND Lào tuyên bố sẽ hỗ trợ Mỹ chế ngự Trung Quốc trên Biển Đông


http://molang0205.blogspot.com/2016/01/li-do-chdcnd-lao-tuyen-bo-se-ho-tro-my.html

Mẹ Đốp

Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong (Nguồn: Internet). 
Lào là quốc gia duy nhất trong Khu vực Đông Nam Á không có biển. Họ cũng không có bất cứ sự tiếp nào với Biển Đông. Thế nhưng trong một động thái mới đây nhất nhân chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, người đứng đầu Chính phủ Lào là Thủ tướng Thongsing Thammavong đã đưa ra tuyên bố có vẻ hơi lạ: sẽ hỗ trợ Mỹ chế ngự Trung Quốc trên Biển Đông. Thực hư tuyên bố này như thế nào xin được mạn đàm đôi điều như sau: 
Với cơ chế luân phiên, năm 2016 Lào sẽ đảm nhiệm chức danh Chủ tịch luân phiên ASEAN (đây là một trong những điều sẽ được thay đổi theo cam kết của các thành viên Asean khi thiết lập cộng đồng chung Asean, tuy nhiên trước khi các cam kết có hiệu lực thì cơ chế luân phiên đảm nhận chức danh Chủ tịch luân phiên ASEAN vẫn được duy trì). Cho nên, có thể xem đây là nguyên nhân hoặc điều kiện trực tiếp khiến người đứng đầu Chính phủ Lào cho ra đời tuyên bố vừa rồi. Vậy nhưng nguyên nhân chính, sâu xa cho động thái bất ngờ này là gì? 
1. Mặc dù không tiếp giáp Biển Đông, không có bất cứ quyền tài phán theo Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc tại khu vực này. Tuy nhiên, không tiếp giáp, không có quyền tài phán không có nghĩa Lào không chịu ảnh hưởng từ các biến động tại khu vực Biển Đông do các tham vọng bành trướng bất chấp pháp luật của Trung Quốc gây nên. Chính việc thông thương hàng hóa ra bên ngoài qua các cảng biển trên Biển Đông chính là nguyên nhân chính yếu khiến quốc gia này đã không ít lần ủng hộ các thành viên còn lại trong Asean tham gia vào cuộc chiến pháp lý với Trung Quốc trong việc đòi lại quyền lợi chính đáng tại khu vực Biển Đông mà gần đây nhất là ủng hộ cho việc  ra đời Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (Đáng tiếc là với việc Campuchia áp dụng quyền phủ quyết khi đảm nhận chức danh Chủ tịch luân phiên ASEAN nên Bộ quy tắc đã không được thông qua).

Chính sự động chạm về mặt quyền lợi kinh tế trên Biển Đông, thông qua Biển Đông đã biến Lào từ một nước mà theo nhiều nhà phân tích chính trị thì sự im lặng mới là khôn ngoan lại lên tiếng, thậm chí có những phản ứng tương đối quyết liệt. Và chỉ riêng với lí do này cũng đủ thấy Lào không vô cớ và cũng không phải quá bất ngờ với động thái mới này. Chính địa chính trị không thể đánh đổi của Biển Đông là nguyên nhân chính khiến Asean xích gần lại nhau, đoàn kết với nhau hơn! 
Ngoài ra, chúng ta không thể không kể đến vai trò của việc ra đời Cộng đồng chung Asean trong thời gian qua. Mặc dù Asean chưa thể sánh ngang tầm của Liên minh Châu Âu EU nhưng không có nghĩa việc lãnh đạo các nước đi đến thống nhất và cho ra đời Cộng đồng chung Asean là câu chuyện cho vui, nói chỉ để nói. Nó cho thấy một cam kết được cho là xương sống của Asean trong tuyên bố thành lập cộng đồng chung vừa qua. Đồng thời, cho thấy cộng đồng Asean không đến nỗi bị chia rẽ như người ta vẫn thấy và sức sống ban đầu của Asean như thế là hết sức tích cực. 
2. Lí do thứ hai được nói đến là vai trò của Mỹ, nhất là những hành trình "ngoại giao con thoi" của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry có thể xem là động lực, tác động trực tiếp và gần nhất đến động thái của Chính phủ Lào.
Ông Kerry hội đàm với ông Thammavong. Ảnh: Reuters
Sẽ rất nhiều đặt lí do tại sao không muộn hơn, sớm hơn Ngoại trưởng Mỹ lại có mặt tại Lào đúng vào bối cảnh Lào chuẩn bị tiếp nhận chức Chủ tịch luân phiên ASEAN? Và cũng theo một thông báo từ cơ quan ngoại giao nước này thì dự kiến "cuối năm nay, ông Obama sẽ trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm Lào, trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh ASEAN nơi Vientiane sẽ là chủ nhà". Hiểu như thế để thấy rằng, sự mạnh bạo trong tuyên bố vừa qua của thủ tướng Chính phủ CHDCND Lào có sự tác động rất lớn từ người Mỹ. Và đương nhiên, để Lào mạnh dạn tuyên bố như thế, Mỹ sẽ không phải chỉ thuyết phục bằng những viễn cảnh chính trị đơn thuần và những hứa hẹn suông sã. Song không nên hiểu điều này đồng nghĩa với quá dễ dãi của Chính phủ Lào trước những "cám dỗ" đến từ Mỹ. Mà đó chính là kết quả của một sự nhận thức và rút ra những bài học kinh nghiệm sau hàng loạt thương vụ làm ăn với Trung Quốc.

Sau khi Lào bắt đầu mở cửa đồng loạt để đón tiếp các nhà d đầu tư ngoài các doanh nghiệp Việt Nam đến với Lào tương đối sớm thì Trung Quốc là quốc gia thứ hai đến với Lào để đầu tư, làm ăn. Với những ưu thế về vốn, công nghệ và những thủ thuật chỉ của riêng người Trung Quốc, họ nhanh chóng tiếp cận thị trường giàu tiềm năng này và trở thành nhà đầu tư tiềm năng nhất tại đất nước triệu voi này; thậm chí ở nhiều lĩnh vực như xây dựng cơ bản, xuất khẩu họ còn vượt xa cả các nhà đầu tư đến trước từ Việt Nam. Vậy nhưng, giống như kẻ buôn hàng giả, bản chất thực của đám doanh nhân Trung Quốc nhanh chóng bị Chính phủ, người dân Lào nhận ra và Chính phủ Lào cũng bắt đầu sửa sai và cảnh giác với việc mời thầu đối với các doanh nhân, doanh nghiệp đến từ Trung Quốc.

Và trong bối cảnh họ đang ra sức thoát khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc thì có một đòi hỏi có tính tất yếu khác chính là nguồn đầu tư bên ngoài. Do đã chuyển trục chiến lược sang Châu Á từ lâu, đồng thời luôn theo dõi sát các di biến động của người Trung Quốc nên người Mỹ nhanh chóng nhận thấy nhu cầu của người Lào. Cùng với việc đưa các nhà đầu tư giàu tiềm năng tiếp cận làm ăn tại Lào thì Mỹ cũng tăng cường các hoạt động gắn kết chính trị giữa hai bên. Chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ vừa qua chỉ có thể là động thái mang tính chính thức đầu tiên nhưng trên thực tế chính giới Mỹ đã tiếp cận Lào từ lâu. Song, với những gì đã học được từ mối quan hệ với Trung Quốc tôi tin rằng Lào đủ tính táo và khôn ngoan để làm chủ vận mình trong cuộc chơi với người Mỹ! 

No comments: