2016/01/29

Hậu Đại hội XII: Những chuyện không thể không nói tới?


http://molang0205.blogspot.com/2016/01/hau-ai-hoi-xii-nhung-chuyen-khong-khong.html

Chiềng Chạ
Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết thúc và đó cũng là thời khắc cho thấy chiến dịch được phát động nhằm chống phá nội bộ Đảng trước, trong kỳ Đại hội đã thất bại một cách thảm hại. Tuy nhiên, dường như những kẻ chủ tâm phá hoại nội bộ chính đảng duy nhất tại Việt Nam này vẫn chưa thể từ bỏ ý đồ chúng vẫn dung dưỡng và cố tâm duy trì bấy lâu nay. Bằng chứng là chúng vẫn không ngớt nói về câu chuyện nhân sự tại Đại hội mặc dù sau tất cả những gì đã qua nó đã trở thành một vấn đề quá vãng. 
Toàn cảnh Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam (Nguồn: Internet). 

Ở Entry này tôi muốn bàn đến lẽ được thua của một con người được đề cập trong Stt gần đây nhất của Nguyễn Lân Thắng (Nguyen Lan Thang) được lấy từ bài biết "Kết thúc buồn cho Nguyễn Tấn Dũng" của Bùi Thanh Hiếu (Người buôn gió): 

"...Được làm vua, thua làm giặc. Đấy là phương ngôn của người xưa, nhưng trong chế độ cộng sản, những kẻ thua chẳng bao giờ đủ gan làm giặc. Chúng chỉ biết cúi đầu chờ đồng bọn hành xác mình một cách ngạo nghễ, hả hê."
(Người buôn gió)
Trước hết phải thực thà công nhận rằng, xã hội chúng ta đang sống đang trải qua những sự biến động hết sức chóng vánh của các nấc thang giá trị. Cái điều hôm qua có thể đang là mơ ước, là sự ngưỡng vọng của một tập thể người thì có thể chỉ ngày mai thôi nó đã vô tình thành một thứ bỏ đi và không đáng được đếm xỉa. Vấn đề công danh, tiền tài cũng không phải là một ngoại lệ trong cái dòng chảy có tính hữu hằng đó. 
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã khởi đầu cho một nhiệm kỳ, thời kỳ mới của Đảng Cộng sản Việt Nam và sẽ có những con người được ở lại cương vị cũ, có những người sẽ phải ra đi và đương nhiên cũng có những cái tên lần đầu tiên xuất hiện ở các cương vị lãnh đạo. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nằm trong số những người sẽ phải về hưu trong thời gian tới sau khi Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục phân công các chức danh cụ thể và đệ trình Quốc hội thông qua, phê chuẩn. Tuy nhiên, phải chăng việc không có danh sách tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và xa hơn là tham gia Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một "kết thúc buồn" và đó là nguyên nhân khiến người từng đảm nhận 03 khóa Bộ Chính trị, 02 khóa trên cương vị Thủ tướng này không bằng lòng? 

Trên thực tế, để Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam có được những kết quả được cho là "êm đềm", không có bất cứ xáo trộn nào lớn và đặc biệt là không bị ảnh hưởng bởi các nhân tố xấu bên ngoài có công rất lớn từ Nghị quyết 244. Đây là "Quy chế bầu cử trong đảng, từ thấp nhất (cấp chi bộ) đến cao nhất (cấp Bộ chính trị)". Diễn giải vắn tắt về Quy chế này theo cách hiểu của Beo Hồng là: 

"Bước 1: BCT khóa cũ giới thiệu danh sách những người tái cử.
10/16 người khóa 11 xin rút. Giờ chót, tại hội nghị 14, Nguyễn Phú Trọng tự ứng cử. Danh sách chốt lại 7 người.
Bước 2: Danh sách của Bước 1 được đưa ra Ban chấp hành TW để bỏ phiếu lần 2.
Không có gì thay đổi. Ở đây tôi đính chính luôn tin của báo chí chính thống. Ông Trọng được 62% phiếu chứ không phải 100%. 9 thành viên còn lại dứt khoát xin rút.
* UV dự khuyết không được bỏ phiếu. 
Bước 3: 1. Danh sách TW khóa trước giới thiệu
2. Đại hội đề cử
3. Tự ứng cử
Tổng hợp ba danh sách trên, nếu số lượng quá đông, phân tán phiếu, sẽ có hiệp thương- tự động xin rút. Chốt danh sách.
4. Đại hội bầu, và đây là lá phiếu cuối cùng quyết định 200 ủy viên BCH TW khóa mới.
* Tất cả các UV TW khóa trước không được tham gia 3 hành động đầu của Bước 3 này, chỉ bỏ phiếu cuối cùng (4).
***
Hiểu như thế để thấy rằng, nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và các nhân sự cấp cao trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong kỳ Đại hội lần thứ XII vừa qua tuân thủ theo một bộ quy chế đã được soạn thảo, góp ý và thông qua tại Hội nghị Trung ương XIV khóa XI cũng như tại Đại hội Đảng lần thứ XII. Mọi sự vì thế được tuân thủ theo quy chế, sẽ rất khó có bất cứ toan tính hay thế lực nào có thể tác động vào công tác lựa chọn nhân sự Đại hội XII. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nằm trong cái vòng quay của Quy chế 244; việc ông Dũng được đề cử với số phiếu tương đối cao (theo thông tin bên lề chưa được kiểm chứng) nhưng vẫn không thể ở lại càng thể hiện rằng không phải cứ được một bộ phận người giới thiệu, đề cử thì người đó chắc chắn sẽ được ở lại. Quyền quyết định cao nhất thuộc về tập thể, thuộc về Đại hội là vì thế. 
Quy chế bầu cử theo Nghị quyết 244 vì thế cũng cho thấy tương đối chính xác về sự đánh giá, nhìn nhận của số đông đại biểu tham dự đại hội dành cho một ứng viên. Cho nên, càng không thể xem đó là một "kết thúc buồn" theo ý nghĩa tiêu cực. Bởi những ai theo dõi diễn biến Đại hội XII vừa qua sẽ thấy, trong danh sách được Bộ Chính trị khóa XI đề cử tham gia Ban Chấp hành XII không có danh sách của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và khi được đại biểu tham dự giới thiệu, đề cử chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng xin rút để tập trung sự tín nhiệm cho một đại biểu được giới thiệu, đề cử khác là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. 
Và như thế, cái tâm thế, nguyện vọng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho thấy ông không hề có ý định sẽ làm thêm một nhiệm kỳ hay có chuyện đấu đá nội bộ trước, trong Đại hội như tin đồn. Thậm chí có thể nói rằng, Quy chế bầu cử theo Nghị quyết 244 cũng không quá có ý nghĩa đối với chuyện đi hay ở của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Vì vậy nên chăng nên nhận thức nguyên nhân khiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không ở lại Đại hội XII xuất phát từ nguyện vọng của chính bản thân ông; rằng bao nhiêu năm công tác trên cương vị cao nhất của Chính phủ, nằm trong "Tứ trụ Triều đình", bản thân ông Dũng thấy cần được nghỉ ngơi. Và suy cho cùng ông cũng là con người như bao con người khác dù cho ông đã từng nắm trong tay vận mệnh của dân tộc và khi cảm thấy không thể đảm nhận các cương vị quan trọng nữa thì sẽ xin rút lui để nghỉ ngơi. Chỉ có những con người không hiểu mình, hiểu nguời mới đi xét đoán câu chuyện theo những cách hiểu tào lao, vô nguyên tắc. 

No comments: